HomeKiến thức MarketingCopywriting là nghề gì? Các công việc Copywriting cơ bản

Copywriting là nghề gì? Các công việc Copywriting cơ bản

Copywriting là một trong những công việc đang được giới trẻ quan tâm và lựa chọn trong thời gian gần đây. Nghề nghiệp này đòi hỏi tính sáng tạo cao nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp trong hoạt động quảng bá sản phẩm hiệu quả hơn. Vậy cần hiểu copywriting là gì? Những yếu tố để tạo nên một copywriter giỏi cần là gì? Đọc ngay bài viết copywriter của chúng tôi nhé!

Công việc copywriting là gì?

Nếu bạn muốn gia nhập cộng đồng Copywriter và thực hiện công việc copywriting thì trước hết bạn cần hiểu rõ về ngành nghề này. Chỉ khi có những thông tin cần thiết về công việc copywriting thì bạn mới có cái nhìn tổng quan và quyết định lựa chọn có đi theo con đường này hay không?

Bạn hiểu thế nào là copywriting?

Với câu hỏi này thì sẽ có rất nhiều kiểu trả lời khác nhau từ đơn giản cho đến phức tạp. Nhìn chung về cơ bản, copywriting là một hoạt động sao chép mang tính chọn lọc từ một hoặc nhiều những văn bản khác nhau để nhằm mục đích quảng cáo và tiếp thị hàng hóa. 

Đối tượng mà những văn bản copywriting hướng tới là khách hàng. Đây là chủ thể được thuyết phục để đưa ra lựa chọn mua sản phẩm, dịch vụ hoặc thể hiện quan điểm cá nhân về vấn đề được nói tới.

Trong phương thức sử dụng cho hoạt động copywriting thì có vô vàn những kiểu quảng cáo khác nhau. Đó có thể là gửi thư trực tiếp, thư điện tử, quảng cáo trực tuyến, thông qua báo chí, tờ rơi hoặc các trang mạng xã hội phổ biến như: Facebook, Instagram, Twitter,…

Một văn bản copywriting được đăng trên những website để đạt mục tiêu quảng bá sản phẩm, hàng hóa tối ưu và hiệu quả nhất thì việc đầu tiên là đạt được thứ hạng kết quả cao trên thanh công cụ tìm kiếm. Những căn bản SEO copywriting cần tập trung chủ yếu vào chất lượng nội dung bài viết và đặt mong muốn của khách hàng lên vị trí đầu và lấy đó là mục tiêu xây dựng website.

Công việc copywriting là gì?
Công việc copywriting là gì?

Nguồn gốc phát triển của nghề copywriting

Vào những năm 1470 của thời kỳ Babylon, công việc copywriting đã xuất hiện và được sử dụng. Sau 7 năm, ấn phẩm đầu tiên sử dụng copywriting ra đời với mục đích quảng bá quyển kinh thánh. Trong thời kỳ này, việc quảng cáo sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn vì sự thiếu thốn các thiết bị, công cụ in ấn.

Những sản phẩm quảng cáo được thể hiện qua những chiếc bút mực lông vũ trên giấy tờ lớn, với những họa tiết và ký tự khắc họa. Mãi cho đến năm 1919, ngành Copywriting có bước tiến đột phá với hình thức làm việc tự do mà John Emory Powers là cha đẻ. Đến những năm 1960, với sự ra đời của internet thì nghề nghiệp này đã chuyển sang hình thức trực tuyến với mức độ phổ biến và nhanh chóng.

Bạn hiểu thế nào là Copywriter là gì?

Copywriter được hiểu là những người chuyên viết nội dung copywriting với mục đích quảng cáo hoặc marketing với nhiều hình thức. Công việc của một Copywriter bao gồm các bước sáng tạo nội dung, slogan, âm thanh, văn bản, hình ảnh, video,…với mục đích cuối cùng là tạo dựng được độ nhận diện của thương hiệu, từ đó thúc đẩy doanh số bán hàng và tăng lợi nhuận.

Đặc điểm của một Copywriter

Đối tượng khách hàng của Copywriter là tất cả những công ty, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản phẩm, dịch vụ. Công việc của họ là phỏng vấn, nghiên cứu, đọc và sửa lỗi những bài viết copywriting, lên kế hoạch và thực hiện những chiến dịch marketing,… 

Đích đến cuối cùng của những hoạt động này là tăng sự nhận thức và thu hút được khách hàng. Điều này đồng nghĩa những Copywriter thực hiện nghề nghiệp copywriting phải thật sự linh hoạt trong công việc mới để có thể đảm nhiệm nhiều công việc cùng một lúc như thế.

Mỗi Copywriter có một phương thức riêng nhưng họ cũng nên biết tự điều chỉnh phương pháp của mình để phù hợp với từng hoàn cảnh, từng đối tượng khách hàng và thị hiếu của khách hàng phải được đặt lên hàng đầu. Những người làm copywriting cần nắm rõ đặc điểm của doanh nghiệp và làm nổi bật những đặc trưng đó, bạn không thể viết giống nhau với toàn bộ khách hàng.

Bạn hiểu thế nào là Copywriter?
Bạn hiểu thế nào là Copywriter?

Khác biệt nào giữa Content Writer và Copywriter?

Giữa Content Writer và Copywriter dường như không có sự khác biệt nhiều nếu xét tính chuyên môn trong nghề viết. Tuy nhiên, khi đi sâu vào tìm hiểu thì bạn sẽ thấy điểm khác biệt về vai trò, mục đích và cách thể hiện của từng công việc copywriting.

Vai trò của công việc

Đối với Content Writer, họ sẽ tạo ra những nội dung hữu ích nhằm thu hút được người xem. Còn Copywriter sẽ sáng tạo nội dung nhằm thuyết phục và thúc đẩy người đọc quyết định mua hàng.

Đối với mục đích của nội dung copywriting 

Content Writer có nội dung thường tạo ra nhằm mục đích Marketing, mặc dù không đề cập trực tiếp về vấn đề bán sản phẩm nhưng vẫn có mối liên hệ mật thiết với thương hiệu sản phẩm. Với Copywriter, nội dung thường tạo ra với mục đích quảng cáo và marketing là chủ yếu để thuyết phục người đọc cần mua sản phẩm, hàng hóa này.

Hình thức của bài viết 

Cả hai công việc này đều tạo ra một văn bản nhằm mục đích quảng bá thương hiệu, sản phẩm nhưng với Content Writer, hình thức nội dung có thể ngắn hoặc dài tùy theo ý định của người viết. Trong khi đó, hình thức văn bản của copywriting thường ngắn gọn và súc tích.

Kênh phân phối nội dung copywriting 

Với công việc Content Writer thì kênh phân phối thường là Blog, Website, Social Media, Newsletter, Email. Còn đối với copywriting, kênh phân phối các văn bản thường qua những ấn phẩm hoặc sản phẩm quảng cáo bao gồm cả in ấn và kỹ thuật số.

Phân loại các công việc copywriter cơ bản

Hiện nay, công việc Copywriter được tuyển dụng trên nhiều vị trí với tính chất công việc khác nhau. Nếu như bạn đang cần tìm một công việc copywriting phù hợp thì có thể tham khảo những công việc sau nhé!

Về mục đích nội dung của copywriting
Về mục đích nội dung của copywriting

Về Creative/ Advertising Copywriter

Đây là hình thức copywriting thực tế và không cần viết nhiều. Đôi khi bạn chỉ cần viết một vài câu slogan là đã hoàn thành. Công việc này vô cùng thú vị nhưng cũng đem lại cho bạn nhiều thách thức vì người viết cần một sự sáng tạo dồi dào, luôn đổi mới trong tư duy để có thêm nhiều ý tưởng mới. 

Sale Letter CopyWriter

Đây là hình thức cổ điển và thông thường. Trước đây, người viết copywriting thường sử dụng cách viết thư để chào hàng. Phương pháp này có thể viết nội dung cho website, nơi yêu cầu chất lượng bài viết cao. Họ là người đảm bảo việc sắp xếp câu từ giúp bài viết copywriting có sự mạch lạc và tính thuyết phục cao.

Technical Copywriter

Nếu bạn muốn làm việc ở vị trí này thì cần có kiến thức chuyên môn sâu rộng về kĩ thuật công nghệ, xe cộ,… và phải có kinh nghiệm viết lách về mảng copywriting này. Người viết cần là những chuyên gia uy tín trong lĩnh vực mà họ viết thì bài viết mới có tầm ảnh hưởng nhất định. 

Tuy nhiên, người làm copywriting dạng này thường chỉ viết được những nội dung thuộc lĩnh vực của họ mà không thể đạt được hiệu quả cao khi viết những vấn đề khác chuyên ngành. Đây là một mặt hạn chế của công việc copywriting này.

Thứ ba Technical Copywriter
Thứ ba Technical Copywriter

SEO Copywriter

Kỹ thuật SEO giúp cho bài viết copywriting của bạn có thể tăng thứ bậc tìm kiếm trên Google thông qua tần suất hiển thị keywords và vị trí đặt keywords,… Vì vậy, SEO Copywriter cần hiểu biết sâu rộng và nắm vững phương pháp SEO.

Publisher/ Content Copywriter

Công việc copywriting này thường được phân bố trên những trang mạng xã hội và trang tin tức. Tất nhiên, vì công việc Copywriter bao gồm rất nhiều hoạt động nên Content Copywriter không chỉ viết content mà còn lên những chiến lược PR cho hàng hóa, sản phẩm.

Công việc Inhouse Copywriter/Brand Copywriter

Đối tượng công việc chính mà những người viết copywriting này hướng đến là những thương hiệu. Brand Copywriter là người sẽ lên nội dung, chiến lược hướng đến việc quảng bá thương hiệu sản phẩm. Bên cạnh đó, họ phải là những người hiểu rõ về nhu cầu, thị hiếu của khách hàng để giúp doanh nghiệp thu hút được khách hàng và lựa chọn mua sản phẩm.

Những yếu tố tạo nên một Copywriter giỏi

Con đường để trở thành một người viết copywriting chuyên nghiệp gắn liền với quá trình không ngừng học hỏi và học tập kiến thức và thực hành để nâng cao kỹ năng nghiệp vụ. Dưới đây là những yếu tố và kỹ năng cần có để trở thành một Copywriter giỏi.

Trình độ học vấn

Công việc của một Copywriter không chỉ dừng lại ở hoạt động viết nội dung mà bạn còn cần nắm vững nhiều kiến thức. copywriting bao gồm nhiều hoạt động do đó bạn cần trang bị thật nhiều kỹ năng từ việc lên ý tưởng, phân tích và nắm rõ được thị trường cho đến việc đề ra những chiến lược. 

Để phát triển và đạt được thành tựu với nghề copywriting thì bên cạnh kỹ năng sẵn có, trình độ học vấn là cần thiết và nên được trau dồi hằng ngày. Như vậy thì bạn mới có thể đảm đương chức danh Copywriter.

Kinh nghiệm

Việc học những kiến thức lý thuyết và nắm vững chúng sẽ giúp người viết copywriting hoàn thành nhiệm vụ được giao. Một Copywriter trở nên tốt hơn nếu được thực hành nhiều lần, tức là có kinh nghiệm lâu dài. Khi bắt tay vào làm việc, kết hợp với những kiến thức đã có và kinh nghiệm xử lý thì bài viết của bạn sẽ cô đọng, chuyên nghiệp và thu hút khách hàng hơn.

Kỹ năng viết lách

Công việc chính và cơ bản của một Copywriter là viết. Bạn cần viết những nội dung hay và thu hút được khách hàng vào xem bài viết copywriting của bạn. Bạn có thể gây chú ý cho người xem ngay từ tiêu đề bằng cách nhấn mạnh vào những nội dung có trong bài và những câu hỏi thắc mắc của người đọc. 

Thứ hai về kỹ năng viết copywriting
Thứ hai về kỹ năng viết copywriting

Tư duy thiết kế

Bên cạnh sự sáng tạo về nội dung, người viết copywriting còn cần đảm nhiệm vai trò lên những chiến lược và tạo ra hình ảnh quảng bá sản phẩm. Vì thế, bạn cần có sự sáng tạo và hiểu rõ quy luật, bố cục màu sắc để tạo ra những sản phẩm thu hút khách hàng, tăng độ tương tác.

Khả năng tối ưu hóa SEO chuẩn

Khi thực hiện công việc copywriting, người viết đóng vai trò đưa những thương hiệu và sản phẩm đến với người tiêu dùng. Vì để tiếp cận người sử dụng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất, Copywriter cần có kỹ năng tối ưu hóa SEO Onpage. Bên cạnh việc tối ưu hóa nội dung, người viết copywriting còn cần tối ưu hóa hình ảnh và tiêu đề.

Kết luận 

Copywriting là công việc phù hợp cho những ai có năng khiếu viết lách, yêu thích sự sáng tạo và đổi mới trong tư duy. Thị trường của ngành nghề này vô cùng rộng mở khi các doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ đều cần những hoạt động quảng bá sản phẩm thông qua bài viết trực tuyến. Ngành nghề copywriting cho phép bạn làm việc tại nhà mà không mất thời gian đến công ty.

Xem nhiều nhất