Social Media Marketing là cụm từ phổ biến trong thời đại công nghệ phát triển ngày nay, bởi thị trường mà hình thức này phát triển là trên nền tảng các mạng xã hội. Vậy hình thức Marketing này là gì và khác gì so với Marketing truyền thống, cùng tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé.
Social Media Marketing là gì?
Social Media Marketing hay còn gọi là tiếp thị truyền thông xã hội là một hình thức truyền thông thông qua các nền tảng truyền thông xã hội như: Facebook, Instagram, Youtube, Twitter,..
Đây là một mảng nhỏ của Marketing, thay vì tiếp cận người dùng một cách trực tiếp hay trên website thì thông qua các nền tảng mạng xã hội để tiếp cận người dùng. Bộ phận sử dụng chính của hình thức này là chính người dùng các mạng xã hội ấy.
Với hình thức truyền thông này, những người dùng sẽ tạo ra các bài viết, bài quảng cáo sản phẩm để thu về lượt tương tác, đồng thời gia tăng nhận thức của người dùng về sản phẩm và đặc biệt là thúc đẩy mong muốn sở hữu và hành vi mua hàng của người dùng về sản phẩm.
Social Media Marketing được cho là một hình thức mới nhưng thực chất bản chất của nó vẫn là một hình thức Marketing để tiếp cận người dùng. Đặc biệt trong hình thức này không giới hạn những lĩnh vực, sản phẩm, tùy vào mỗi lĩnh vực sẽ có các hoạt động đa dạng riêng.
Tổng hợp các loại hình tiếp thị truyền thông
Kênh truyền thông này có rất nhiều loại hình có thể tiếp cận được tới người dùng hiệu quả, hãy cùng xem thêm về những loại hình phổ biến mà doanh nghiệp có thể sử dụng trên nền tảng xã hội này nhé.
Social Networks – đặc trưng của Social Media Marketing
Social Networks là loại hình phổ biến và dễ nhận biết nhất khi nhắc tới Social Media Marketing. Đây còn được biết đến là mạng xã hội hay trang web hoạt động trên môi trường Internet.
Trong Social Network người tham gia có thể tạo và chia sẻ những thông tin, hình ảnh, video hoặc các trạng thái cảm xúc với những người có cùng đam mê với mình. Người dùng có thể tương tác theo nhiều cách khác nhau để bàn luận, tìm hiểu hoặc xếp hạng về bất cứ điều gì mà họ cảm thấy hứng thú.
Điểm đặc biệt trên mạng xã hội đó chính là các thành viên có thể dễ dàng kết nối và tham gia với các thành viên khác trong cộng đồng trên cùng một nền tảng xã hội. Với tốc độ phát triển nhanh của làn sóng mạng xã hội ngày nay, Social network không chỉ mang lại giá trị giải trí thông thường cho người dùng mà còn giúp thúc đẩy các hoạt động kinh doanh và tiếp thị trực tuyến trong kỷ nguyên thứ tư.
Mạng xã hội giúp mở rộng cơ hội quảng bá các dịch vụ, sản phẩm một cách miễn phí và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ dàng kiếm tiền trực tuyến. Điều này cho phép các công ty và cá nhân có thể xây dựng thương hiệu thông qua các chiến lược Marketing hiệu quả.
Hiện tại trên Social Network thì Facebook, Twitter và Instagram là ba hệ thống mạng xã hội hàng đầu tại thời điểm hiện tại. Và dạo gần đây, Tiktok cũng đang trở nên phát triển mạnh và được sử dụng nhiều trong bộ phận giới trẻ.
Social News – Tin tức xã hội
Các trang web thông tin xã hội là bộ phận thu thập cho phép người dùng tải lên các liên kết có các thông tin đến các trang web bên ngoài. Mức độ hiển thị của các tin tức này trên trang phụ thuộc vào tốc độ và số lần xem của người dùng khác, nếu tiếp cận tới được nhiều người và có nhiều người xem thì nó sẽ được hiển thị nổi bật nhất.
Social Microblogging
Social Microblogging là loại hình Social Marketing hiển thị dưới dạng một blog. Người dùng có thể trao đổi hình ảnh cá nhân, các câu trò chuyện ngắn, hoặc những video của cá nhân hay thông tin mong muốn.
Social Media Sharing
Social Media Sharing là một loại hình khác được đánh giá dựa trên các website chuyên chia sẻ các thông tin dưới dạng video hoặc hình ảnh. Các trang web này có các tính năng xã hội như đóng góp ý kiến hay thành lập hồ sơ cho các nội dung đã được chia sẻ.
Social Bookmarking Sites
Social Bookmarking Sites là một loại hình được đánh giá dựa trên các website cho phép người dùng có thể quản lý, lưu trữ, sắp xếp và chia sẻ các thông tin, dữ liệu của khách hàng. Đây chính là địa chỉ tuyệt vời để tiếp cận, chia sẻ và quảng bá thông tin đến với khách hàng vô cùng hiệu quả.
Lợi ích của Social Media Marketing với doanh nghiệp
Social Media Marketing là hình thứ truyền thông đang được rất nhiều doanh nghiệp thực hiện và mang lại hiệu quả mang lại rất tốt. Dưới đây là một số lợi ích điển hình của Social Media Marketing mang lại cho các doanh nghiệp.
Định hình thương hiệu
Thông qua Social Media Marketing, doanh nghiệp có thể định hình lại thương hiệu với việc đặt ra câu chuyện thương hiệu. Điều này có thể truyền tải cá tính của doanh nghiệp trên các trang mạng xã hội giúp khách hàng sẽ nhớ đến thương hiệu của bạn dễ hơn và lâu hơn.
Social Media cũng là kênh tốt nhất giúp lan truyền các thông tin của thương hiệu. Nhờ có kênh truyền thông, những feedback tích cực từ khách hàng về sản phẩm và dịch vụ có thể được lan truyền hiệu quả và nhanh chóng hơn.
Tiếp cận khách hàng
Thông qua Social Media Marketing các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng để PR dịch vụ và sản phẩm mà mình đang cung cấp. Việc tiếp cận chính xác khách hàng tiềm năng giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí quảng cáo và giúp nâng cao lợi nhuận.
Tăng traffic cho website
Social Media Marketing với những nội dung quảng cáo độc đáo và thú vị thì sẽ thường được lan truyền mạnh mẽ trên các trang mạng xã hội. Nó tác động mạnh mẽ đến sự tò mò của khách hàng và khiến họ phải truy cập vào website của doanh nghiệp.
Ta thấy rõ Social Media là một hình thức rất kỳ hiệu quả giúp tăng traffic cho website của doanh nghiệp. Bên cạnh đó cũng giúp website của doanh nghiệp tăng thứ hạng trên bảng xếp hạng nhanh chóng và thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
Tăng độ thân thiết mối quan hệ với khách hàng
Doanh nghiệp có thể tăng độ thân thiết với những khách hàng tiềm năng của mình bằng cách đưa các thông tin, nội dung bổ ích và tương tác với những người theo dõi trên trang.
Tương tác với khách hàng thông qua việc trả lời bình luận hay tin nhắn từ khách hàng để duy trì kết nối. Bên cạnh đó doanh nghiệp còn có thể cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khách hàng hàng giờ. Điều này giúp nâng cao mức độ hài lòng và duy trì sự trung thành của các khách hàng đối với doanh nghiệp.
Miễn phí
Điểm nổi bật chính là không tốn một chút chi phí nào cho việc xây dựng trang truyền thông. Đây là hình thức tiếp thị cực kỳ hiệu quả giúp doanh nghiệp có quy mô kinh doanh vừa hoặc nhỏ hoặc vừa mới bắt đầu. Những doanh nghiệp chưa có đủ tiềm lực kinh tế có thể tận dụng triệt điều này để tiếp cận và xây dựng quan hệ với nhiều khách hàng và đối tác hơn.
Quy trình triển khai Social Media Marketing đối cơ bản
Để có thể xây dựng nên một chiến dịch Social Media Marketing thành công và thu hút được nhiều người tiếp cận thì cần thực hiện đúng với quy trình các bước, sau đây là 6 bước cơ bản cần triển khai.
Bước 1: Đặt cụ thể mục tiêu
Tất cả các chiến dịch và hoạt động Marketing đều cần phải đặt ra mục tiêu cũng như chỉ số đo lường hiệu quả. Từ đó doanh nghiệp mới có thể biết được đích đến của mình là gì và còn bao xa nữa thì đến được đích.
Mỗi doanh nghiệp sẽ có những mục tiêu tiếp thị truyền thông xã hội khác nhau dựa vào định hướng, chiến lược phát triển, ngành kinh doanh, thời điểm, nền tảng social media,… Nhưng các mục tiêu cần cụ thể hóa để có thể dễ dàng theo dõi.
Bước 2: Hiểu rõ khách hàng
Vì khách hàng là bộ phận mà Social Media Marketing nhắm tới nên việc xác định khách hàng mục tiêu và hiểu rõ họ giúp doanh nghiệp có thể thấu hiểu khách hàng hơn. Từ đó có thể xây dựng được những chiến dịch Marketing phù hợp.
Đối với nhóm khách hàng mục tiêu, bộ phận có thể đánh giá qua các nhóm đặc điểm cụ thể để tìm ra điểm chung nhất. Từ đó đưa ra được các chiến lược nội dung phù hợp với mong muốn quan tâm sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đó.
Bước 3: Tìm hiểu về đối thủ
Khi doanh nghiệp có nhiều thông tin về đối thủ, họ có thể nhận biết được mình có những ưu nhược điểm nào so với đối thủ. Từ đó đưa ra các chiến lược, con đường phù hợp để thu hút khách hàng trong các chiến dịch Marketing của mình và tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Bước 4: Lên kế hoạch chi tiết
Và để có thể có một chiến dịch trơn chu, cần phải lên một kế hoạch chi tiết cho các hoạt động. Trong bản kế hoạch cần trả lời những câu hỏi về thời gian, địa điểm, nội dung chính, đối tượng tiếp cận và phân chia công việc cho ai,…
Một bản kế hoạch càng chi tiết thì doanh nghiệp càng có khả năng nắm rõ tiến độ và biết được lỗ hổng của kế hoạch hơn, từ đó có thể đưa ra được các phương án dự trù phù hợp cho những trường hợp xảy ra.
Bước 5: Tạo nội dung phù hợp và bài đăng theo kế hoạch
Việc chia sẻ nội dung có giá trị trên các kênh Social Media là một bước quan trọng nhằm cải thiện nỗ lực tiếp thị và hướng đến mục tiêu xa hơn đó là tạo niềm tin, gia tăng sự tương tác và xây dựng cộng đồng.
Để có thể thu hút thành công khách hàng, doanh nghiệp cần đa dạng hóa nội dung trên các trang mạng xã hội của mình thay vì chỉ đăng tải các nội dung về sản phẩm, giá cả hay khuyến mãi.
Những nội dung về tuyển dụng, phản hồi của khách hàng, mẹo và thủ thuật hữu ích mà khách hàng quan tâm, nội dung hài hước hay các mini game nhận quà,… có thể sẽ giúp doanh nghiệp gắn kết hơn với khách hàng và khiến họ thích thú hơn khi tương tác với doanh nghiệp.
Bước 6: Đo lường và phân tích mức độ hiệu quả
Ở bước cuối cùng và cũng không kém phần quan trọng đó là việc đo lường và phân tích hiệu quả của các hoạt động chiến dịch Social Media Marketing. Ở đây có một công cụ có thể hỗ trợ đó chính là chỉ số ROI.
Việc đo lường chỉ số ROI giúp doanh nghiệp có thể nắm bắt được liệu việc đầu tư vào các kênh mạng xã hội hiệu quả như thế nào, hay phát hiện nền tảng mạng xã hội nào đang hoạt động hiệu quả nhất để có thể tập trung tối ưu kênh đó.
Kết luận
Trên đây là những thông tin về Social Media Marketing được tổng hợp một cách đầy đủ nhất. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu thêm về hình thức Marketing đầy thú vị này.