Trong lĩnh vực kinh doanh chắc hẳn bạn đã nghe nhiều tới mô hình B2B. Vậy khái niệm về thuật ngữ này là gì, tại sao những mô hình B2B lại được các doanh nghiệp là những nhà làm kinh doanh ưa thích lựa chọn? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và giải đáp những thắc mắc của bạn ngay trong nội dung bài viết dưới đây!
Mô hình kinh doanh B2B là gì?
Trước tiên khi muốn tìm hiểu về các mô hình kinh doanh chúng ta cần nắm được khái niệm về B2B là gì. Trên thực tế đây là cụm từ viết tắt của “business to business”. Tức là có sự giao dịch trực tiếp giữa các doanh nghiệp với các doanh nghiệp.
Mô hình kinh doanh B2B cũng có thể coi là một nhu cầu khép kín bởi hai doanh nghiệp sẽ đáp ứng cho nhau những nguồn cung mà đơn vị kia cần. Sự hợp tác B2B này sẽ giúp cho cả hai bên đều có lợi, không cần tốn thời gian công sức đi tìm nhiều đối tác. Nhưng vẫn có thể đảm bảo được nguồn cung và nhu cầu đều đặn qua thời gian. Nhờ đó mà công việc, công nhân được ổn định hơn không cần phải lo lắng đến thị trường xáo trộn.
Hiện nay mô hình B2B đang ngày càng được ưa chuộng hơn nhất là khi công nghệ phát triển nhanh chóng. Các doanh nghiệp kinh doanh và hợp tác thông qua website, các sàn thương mại điện tử. Điều này có thể dự báo trước sự phát triển mạnh của các tổ chức doanh nghiệp mà website hướng tới trong khoảng thời gian sắp tới đây.
Đặc trưng của mô hình kinh doanh theo B2B
Dù đã nghe nhiều đến mô hình kinh doanh B2B tuy nhiên với khái niệm học thuật này, chắc hẳn nhiều người vẫn chưa thể hình dung được nét đặc trưng trong sự hợp tác giữa các doanh nghiệp đúng không nào. Trên thực tế mô hình này mang tính sáng tạo rất cao, cùng với đó là sự đổi mới trong tư duy kinh doanh.
Trong B2B các doanh nghiệp sẽ có những quy trình mua hàng riêng biệt. Không chỉ nêu rõ những nội dung yêu cầu đối với chất lượng, số lượng mà còn có thể giúp tiết kiệm thời gian công sức tiền bạc. Gia tăng được các mối quan hệ và cơ hội hợp tác cung cầu giữa các doanh nghiệp với nhau.
Không chỉ có vậy muốn theo đuổi mô hình B2B Các nhà kinh doanh phải đầu tư cần đào sâu vào tư duy logic. Đa phần khách hàng doanh nghiệp sẽ nghiên cứu rất kỹ về vấn đề logic, lợi ích chứ không chỉ đơn giản là đánh vào tâm lý khi mua hàng của khách hàng lẻ trên thị trường như người tiêu dùng. Chính vì vậy nếu muốn bán được sản phẩm cần phải show ra được những chức năng đặc biệt nổi bật, nắm rõ được tổ chức, bộ phận thu mua của doanh nghiệp là đối tác trong quá trình hợp tác.
Nếu có thể làm tốt B2B mang lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp. Không chỉ có vậy việc tiết kiệm thời gian, tăng hiệu suất làm việc với hiệu quả mang lại cao hơn. Điều này sẽ thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của các doanh nghiệp và sự vận dụng ngày càng nhiều của B2B.
Một vài ví dụ đặc trưng về B2B bạn nên biết
Để minh chứng cho mô hình kinh doanh, của các doanh nghiệp B2B. Bạn sẽ có thể hiểu rõ hơn thông qua những ví dụ cụ thể làm nổi bật lên nét đặc trưng của mô hình này:
- Công ty sản xuất linh kiện điện tử sẽ cung cấp linh kiện cho công ty lắp ráp và hoàn thành những thiết bị điện tử
- Công ty cung cấp dịch vụ bảo an cung cấp nguồn lực bảo vệ cho các doanh nghiệp
- Các công ty sản xuất linh kiện ô tô tạo ra những sản phẩm phục vụ cho những công ty, doanh nghiệp sản xuất ô tô
- Hoặc những sàn thương mại điện tử B2B sẽ phụ trách làm trung gian để các doanh nghiệp đăng tải thông tin và bán hàng hóa, thực hiện giao dịch trực tiếp của các sàn thương mại điện tử
- Hoặc đồ cũng có thể là những đơn vị may cung cấp quần áo, đồ đạc cho những cơ sở bán lẻ lựa chọn…
Nói chung mô hình B2B hiện đang được xây dựng và phát triển vô cùng mạnh mẽ ở nước ta. Điều này không chỉ phát triển, kích thích nhu cầu tiêu dùng. Mà còn có thể giúp cho tất cả các bên đều tiết kiệm được thời gian công sức tìm kiếm và tiền bạc nên rất tiện lợi đúng không nào?
Phân loại mô hình kinh doanh B2B hiện nay
Nhắc về khái niệm B2B thì rất miên man kiến thức do đó người dùng sẽ khó có thể tìm hiểu một cách dễ dàng. Tuy nhiên để phân loại các mô hình kinh doanh này thì sẽ có những hình thức sau để dễ hiểu hơn!
Hình thức nghiêng về bên bán “business to business”
Đối với mô hình này tại Việt Nam chúng ta rất dễ bắt gặp những ví dụ minh chứng cho B2B. Trong đó các doanh nghiệp làm chủ cung cấp các dịch vụ sẽ đứng ra tìm kiếm các đơn vị, các nhà bán lẻ, các nhà sản xuất để làm đối tác.
Và như vậy mô hình B2B có thể cung cấp cho các đối tác số lượng, chất lượng sản phẩm từ vừa đến lớn. Đáp ứng được mọi nhu cầu kinh doanh trong xã hội của các đơn vị bán lẻ.
Hình thức thiên về bên mua trong chiến lược B2B
Đối với mô hình B2B nhưng thiên về bên mua thì ngược lại hoàn toàn so với mô hình được nhắc đến ở trên. Bởi vì Việt Nam là quốc gia có các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm với nhu cầu buôn bán cho các đối tác. Rất ít có những trường hợp thực hiện ngược lại.
Hiểu đơn giản là các công ty, đơn vị kinh doanh sẽ giữ vai trò là đơn vị trung gian nhập khẩu các sản phẩm hàng hóa từ những thị trường khác. Sau đó thông qua những website, sàn thương mại điện tử những địa chỉ bán sẽ báo giá để hai bên cùng thỏa thuận và đi đến quyết định có mua hay không.
B2B mang đến cho các doanh nghiệp sự đầu tư, kết nối lâu dài nếu đảm bảo được chất lượng và yêu cầu của cả hai bên. Chính vì vậy dù là mô hình thiên về bên mua hay bên bán đều không phải là vấn đề quan trọng.
Hình thức trung gian B2B là gì?
Khi nói đến hình thức trung gian trong mô hình B2B nó cũng chỉ đơn giản là những đơn vị đóng vai trò kết nối giữa người mua và người bán, doanh nghiệp mua và doanh nghiệp bán. Công việc kết nối này thông thường sẽ thông qua các sàn thương mại điện tử để tìm kiếm đối tác.
Ở Việt Nam những sàn thương mại điện tử B2B nổi tiếng với hoạt động vô cùng rộng rãi phải kể đến như tiki, shopee, Lazada,… Những đơn vị này sẽ đóng vai trò là đối tác, những doanh nghiệp có nhu cầu muốn bán sản phẩm sẽ đăng bài trên các sàn thương mại điện tử này và quảng cáo để người tiêu dùng, các doanh nghiệp khác có thể truy cập, tìm kiếm, so sánh mức giá, xem review và mua online…
Đương nhiên đối với những đơn vị hợp tác B2B với các kênh trung gian sẽ phải chịu chiết khấu. Còn đối với người mua, khách hàng sẽ được đảm bảo quyền lợi nhưng đồng thời cũng cần phải tuân thủ những quy định mà các đơn vị trung gian đề ra. Quá trình mua sắm hay lựa chọn tìm kiếm sản phẩm của khách hàng.
Hình thức hợp tác doanh nghiệp B2B
Ngoài ra B2B còn có hình thức khác đó chính là thương mại hợp tác giữa các doanh nghiệp. Nó sẽ có sự tương đồng với hình thức trung gian tuy nhiên liên quan đến nhiều doanh nghiệp hơn, tập trung vào các doanh nghiệp.
Chính vì vậy B2B sẽ được hiển thị và tìm kiếm tại các sàn thương mại, giao dịch điện tử đặc biệt. Trong đó một số cái tên có thể kể đến như: e-markets; e-markets; internet exchanges; trading communities…
Nói chung B2B đây là mô hình phổ biến nhưng các doanh nghiệp hiện nay đa phần đều chưa tạo được những điểm nhấn mới mẻ. Chính vì vậy để phát triển vượt bậc thì cần có sự thay đổi và kết hợp nhiều hơn để tạo ra được những yếu tố sáng tạo kích thích thị trường.
Xu hướng thương mại điện tử “business to business”
Ở thời điểm hiện tại xu hướng phát triển thương mại điện tử B2B của các doanh nghiệp Việt Nam đều dựa trên những mô hình đã có sẵn. Trong đó nổi bật nhất phải kể đến đó chính là những xu hướng như:
- Xây dựng website thương mại điện tử B2B: trở thành trung gian, kết nối doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng, kết nối khách hàng với doanh nghiệp
- Sử dụng các phần mềm trả lời tin nhắn tự động như chatbox. Điều này giúp khách hàng hài lòng và doanh nghiệp không tốn thời gian công sức nhiều
- B2B xây dựng và tối ưu hóa công cụ tìm kiếm Seo cho các website của các sàn thương mại điện tử, tăng khả năng tìm kiếm, tiếp cận khách hàng
- Lên kế hoạch xây dựng và phân tích dữ liệu B2B. Từ đó tìm ra được hành vi tiêu dùng của khách hàng, giúp đơn vị sản xuất và người bán có thể định hướng đi chiến lược kinh doanh rõ ràng hơn, mang đến những chiến dịch kết hợp với các hình thức thanh toán quyền lợi cho người tiêu dùng
- Sử dụng thêm nhiều mô hình khác nhau để kết hợp cùng B2B gia tăng sự hiệu quả trong kinh doanh
Những ưu điểm nổi bật của thương mại điện tử B2B
Là hình thức kinh doanh không mới tuy nhiên B2B ngày càng thể hiện được tầm quan trọng của mình trong sự phát triển của các doanh nghiệp và nền kinh tế. Mang lại lợi ích cho cả người mua và người bán, một trong số đó phải kể đến như:
- B2B mang đến sự thuận tiện, không cần phải thuê mặt bằng, dễ dàng quảng bá các sản phẩm trên các nền tảng di động
- Mang lại lợi nhuận cao, tiết kiệm được tối đa chi phí phải bỏ ra, tiếp cận được lượng khách hàng đông hơn
- Mở rộng thị trường, B2B tìm kiếm được những thị trường tiềm năng, nhận định được những lượng khách hàng có giá trị
- B2B có khả năng linh hoạt trong các lĩnh vực kinh doanh, công nghệ, đi đầu trong việc sáng tạo và tìm ra những xu thế mới
- Tính năng bảo mật cao không chỉ giúp yên tâm trong quá trình mua bán. Cả khách hàng lẫn doanh nghiệp đều không cần phải bận tâm về vấn đề bảo mật thông tin
Kết luận
Mô hình kinh doanh thương mại điện tử B2B có sự thúc đẩy rất lớn đối với sự phát triển của các doanh nghiệp. Chính vì vậy việc vận dụng tốt và chính xác sẽ hướng bạn đến những mục tiêu đúng đắn hơn tìm ra được khách hàng tiềm năng và phát huy được thế mạnh của mình!