HomeKiến thức MarketingB2C là gì? Những điểm khác nhau của B2C và B2B bạn...

B2C là gì? Những điểm khác nhau của B2C và B2B bạn cần biết

Đối với lĩnh vực kinh tế, B2C là một loại mô hình đã quá quen thuộc và được hầu hết các doanh nghiệp áp dụng, đặc biệt là tại Việt Nam. Mô hình B2C đang ngày một phát triển và đi theo nhiều hướng đi mới lạ và độc đáo. 

Khái niệm về B2C là gì? 

B2C được biết đến là một mô hình kinh doanh nổi tiếng được áp dụng rộng rãi trên mọi loại hình kinh tế, đây là một thuật ngữ được sử dụng riêng biệt trong ngành thương mại điện tử. Thực chất B2C là thuật ngữ được viết tắt từ cụm từ business to consumer – doanh nghiệp cung cấp trực tiếp sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

B2C là một khái niệm mà bạn cần phải biết nếu mong muốn trở thành một nhà kinh doanh giỏi và tài ba. Nếu bạn sống và những thập kỷ trước đây, người ta sẽ luôn ước ao là có một vẻ ngoài bóng bẩy và nói năng lưu loát để trở thành một nhà seller giỏi. 

Tuy nhiên với sự kết nối ngày càng mạnh mẽ của internet, thì các phương pháp truyền thống  dần dần mất điểm đi trong mắt của khách hàng và thay vào đó chính là những chiến lược B2C vô cùng táo bạo của các doanh nghiệp qua nhiều hình thức khác nhau. 

B2C là cách để các doanh nghiệp có thể tiếp cận và tìm đúng được đối tượng khách hàng mục tiêu mà mình hướng đến. Và mô hình B2C là một trong những mô hình nổi tiếng và dễ áp dụng dành cho mọi quy mô doanh nghiệp.

Hiểu một cách đơn giản về B2C thì mô hình B2C sẽ chỉ ra một cách rõ ràng mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng về sản phẩm. Cho nên các doanh nghiệp thường áp dụng mô hình B2C để đưa ra những giải pháp hiệu quả nhất và nâng cao được năng suất kinh doanh trong việc bán được sản phẩm.

B2c giải pháp hữu hiệu dành cho mọi loại hình doanh nghiệp
B2c giải pháp hữu hiệu dành cho mọi loại hình doanh nghiệp

Có những hình thức B2C nào?

Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ cho nên việc tiếp cận với khách hàng cũng đã bước lên một tầm cao mới. Tương ứng với mọi sản phẩm khác nhau sẽ có phương pháp và những hình thức khác nhau. Dưới đây sẽ giới thiệu với bạn năm mô hình B2C được áp dụng phổ biến nhất tại các doanh nghiệp trong năm 2022.

Business to customer (B2C)

Đối với mô hình B2C đã được xuất hiện khá lâu trước đây tại Việt Nam và có thể nói đây là mô hình cơ bản nhất được áp dụng trong việc kinh doanh, buôn bán. Bởi vì đối với mô hình B2C khá dễ áp dụng và cực kỳ hiệu quả. 

Cho nên hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường sử dụng với hình thức này để có thể tiếp cận với khách hàng một cách gần gũi hơn. Lý do mà xuất hiện nên hình thức này thông qua việc trao đổi hàng hóa diễn ra trên thị trường được thực hiện giữa người mua và người bán. Cho nên B2C là loại hình cơ bản nhất để người ta có thể sáng tạo và tìm hiểu sâu hơn thêm nhiều loại hình kinh doanh mới.

Thật ra nếu bạn muốn biết một cách dễ hiểu hơn đối với thuật ngữ này, thì chỉ cần nghĩ đơn giản B2C là một hình thức bán lẻ một cách trực tiếp đến khách hàng. Chẳng hạn như những cửa hàng tiện lợi là một phiên bản của bán lẻ trực tiếp hay là những doanh nghiệp nhỏ sản xuất sản phẩm và bán trực tiếp cho khách hàng mà không qua hình thức trung gian nào.

Vì thế sự phổ biến của loại hình B2C được áp dụng cực kỳ rộng rãi và bạn cũng có thể dễ dàng thấy ở bất kỳ doanh nghiệp lợi thế của mô hình B2C giúp cho doanh nghiệp và khách hàng có thể gần gũi với nhau hơn. Từ đó các doanh nghiệp có thể tìm ra hành vi và nắm bắt được tâm lý mua hàng của người tiêu dùng.

Business to consumer trung gian

Các hình thức bán hàng B2C thông qua hình thức trung gian đang là một trong những xu hướng cực kỳ mới trong ngành sale trong khoảng 6 năm trở lại đây. Đặc biệt là hình thức này đã bùng nổ một cách mạnh mẽ vào thời kỳ dịch covid diễn ra phức tạp. Nếu bạn muốn biết rõ hơn thì hãy nhìn vào một minh chứng sống cụ thể nhất chính là shopee. 

Đây là một kênh thương mại điện tử đứng top hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á và được bắt đầu ra mắt từ năm 2015. Với mục đích hướng đến là tạo nên sự trải nghiệm sản phẩm một cách dễ dàng, đơn giản và gần gũi. Cho nên mỗi khách hàng đều có thể mua sắm thông qua hình thức online là đã có thể mang về những vật dụng những sản phẩm mà họ yêu thích nhất.

Hay thậm chí là những kênh thương mại điện tử như lazada và tiki cũng là một trong những ông trùm trên thị trường thương mại. Cứ mỗi tháng những sàn thương mại đó đều có một nguồn  lợi nhuận cực khủng và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại thông qua hoạt động mô hình B2C.

Dần dần hình thức mua hàng online đã ‘ăn sâu vào máu’ vào hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Hứa hẹn trong tương lai thì mô hình B2C sẽ có thể phát triển lớn mạnh và các doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào mảng này.

Những ông trùm B2C  trên sàn thương mại điện tử
Những ông trùm B2C  trên sàn thương mại điện tử

B2C thông qua quảng cáo

Hiện nay nếu bạn đang làm trong ngành Marketing chắc chắn sẽ biết đến các hình thức SEO marketing, là một công cụ không thể nào thiếu của các marketer. Bởi vì nhu cầu sử dụng mạng xã hội và các trang web điện tử đang ngày càng lớn mạnh. 

Cho nên việc quảng cáo thông qua hình thức online trên nhiều phương diện sẽ giúp cho khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận và biết đến những dòng sản phẩm đó một cách dễ dàng. 

SEO là một thuật ngữ được viết tắt từ cụm từ search engine optimization được dịch theo nghĩa tiếng Việt có nghĩa là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Nói một cách dễ hiểu là những sản phẩm mà doanh nghiệp đang áp dụng mô hình B2C muốn quảng cáo sẽ được thường xuyên xuất hiện các vị trí đầu tiên tại mạng xã hội. 

Hoặc là các trang web có trên Google Chrome hay cốc cốc, thông thường những kết quả tìm kiếm của SEO sẽ nằm dưới vị trí của Adwords. Cho nên để có thể xuất hiện được những vị trí đầu tiên các marketer phải có những cách tối ưu hóa hiệu quả nhất và đẩy bài lên những vị trí cao giúp tiếp cận được khách hàng dễ hơn nếu mong muốn hoạt động B2C tốt.

Làm sao để quảng cáo sao cho hiệu quả và tối ưu chi phí?
Làm sao để quảng cáo sao cho hiệu quả và tối ưu chi phí?

Business to consumer thông qua cộng đồng

Trên mạng xã hội bạn có thể dễ dàng tìm thấy những  group cộng đồng như hội yêu thích mì Hảo Hảo hay là hội người yêu thích săn sale shopee… Đây chính là những group được chính bản thân những người yêu thích xây dựng và phát triển. 

Cho nên các doanh nghiệp hoạt động mô hình B2C thường sẽ nhắm vào những cộng đồng này để có thể tìm ra được những đối tượng tiềm năng phù hợp nhất. Thông qua đó doanh nghiệp sẽ tiếp cận với nhóm đối tượng này thông qua nhiều hình thức khác nhau như quảng cáo và tiếp thị thích hợp với mục tiêu đặt ra. 

Và Facebook, Instagram, Tiktok… chính là các loại hình mạng xã hội được đông đảo các doanh nghiệp trọng tâm hướng đến. Bởi vì những trên mạng đó được giới trẻ sử dụng hiện nay cực kì nhiều đặc biệt là tại Việt Nam.

Sức ảnh hưởng của cộng đồng có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với sự thành công của sản phẩm. Bởi vì tại đó người ta thường đưa ra những đánh giá về ưu điểm và khuyết điểm của từng loại sản phẩm. Vì thế người tiêu dùng hiện nay họ có xu hướng tìm hiểu kỹ thông qua những group cộng đồng đó để quyết định hành vi mua hàng của mình, cho nên khi hoạt động mô hình B2C sẽ đạt hiệu quả tốt.

Hình thức B2C nào là phổ biến nhất?
Hình thức B2C nào là phổ biến nhất?

Ưu – nhược điểm khi chọn “business to consumer”

Đối với mô hình B2C để giúp cho nhiều doanh nghiệp có thể tăng doanh thu một cách nhanh chóng. Bởi vì đây là hình thức cơ bản nhất và phổ biến cho nên khách hàng thường sẽ cảm thấy quen thuộc và tăng hành vi mua hàng. 

Và đây là một trong những mô hình giúp cho các doanh nghiệp có thể tiết kiệm và tối ưu hóa doanh thu một cách triệt để. Đồng thời hình thức này sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể tiếp cận với khách hàng dễ dàng hơn.

Tuy nhiên nhược điểm của mô hình B2C là các doanh nghiệp hay thương hiệu cần phải có những phương pháp bán hàng một cách tối ưu. Bên cạnh đó cần phải tìm ra những phương thức quảng cáo hợp lý để tăng hiệu suất bán hàng một cách hiệu quả.

Chiến lược marketing hiệu quả khi làm B2C 

Đối với B2C sẽ có những chiến lược khác nhau tùy theo mỗi doanh nghiệp có mô hình lớn hay nhỏ. Đặc biệt các hình thức tiếp thị sẽ quyết định chủ yếu về việc tiếp cận của khách hàng đối với sản phẩm xuất bán trên thị trường. Hiện nay có những hình thức cực kỳ phổ biến như: Email, Seo, Smm, KOLs…

Bên cạnh đó thì những chiến lược marketing B2C hoạt động chủ yếu dựa trên cơ sở tìm kiếm khách hàng đang mong muốn những sản phẩm đó để có thể nhanh chóng đáp ứng một cách nhanh nhất. Cho nên để có thể xây dựng thành công được chiến lược thì cần phải am hiểu về hành vi mua hàng của người tiêu dùng.

Điểm khác biệt cơ bản giữa B2C và B2B

B2B và B2C đều là mô hình phổ biến được áp dụng tại các doanh nghiệp hiện nay để tăng hiệu suất bán hàng. Tuy nhiên đối với hai hình thức này sẽ có những điểm khác biệt thông qua nhiều khía cạnh khác nhau, thông tin dưới đây sẽ thể hiện rõ hơn:

  • Đầu tiên là phải nhắc đến đối tượng khách hàng của hai mô hình B2C hoàn toàn khác nhau. Bởi vì đối với B2B thì đối tượng chủ yếu chính là các doanh nghiệp còn đối với B2C thì đối tượng của họ chính là những khách hàng cuối cùng.
  • Thứ hai chính là về khối lượng hàng hóa: Bởi vì khi áp dụng đối với mô hình B2C thì các sản phẩm sẽ có khối lượng nhỏ lẻ cho nên sẽ ít hơn rất nhiều so với mô hình của B2B.
  • Và cuối cùng là VỀ mô hình mua bán: nhìn chung thì B2C sẽ đơn giản hơn khá nhiều so với B2B. Do B2C là hình thức bán hàng trực tiếp từ doanh nghiệp đến khách hàng, còn B2B là trao đổi hàng hoá giữa các doanh nghiệp, cho nên khi đến tay được khách hàng thì phải trải qua nhiều khâu trung gian vô cùng phức tạp.
Sự khác biệt rõ rệt giữa mô hình B2B và B2C
Sự khác biệt rõ rệt giữa mô hình B2B và B2C

Kết luận

Những thông tin về B2C là những kiến thức vô cùng bổ ích đối với những marketer tương lai. Hi vọng những kiến thức được thể hiện như trên sẽ giúp bạn có thể tiếp cận với thực tế một cách nhanh chóng để có cho mình những chiến dịch marketing vô cùng hiệu quả.

Xem nhiều nhất