HomeKiến thức MarketingCampaign là gì? Nó có ý nghĩa gì trong lĩnh vực Marketing

Campaign là gì? Nó có ý nghĩa gì trong lĩnh vực Marketing

Campaign là gì và nó có ý nghĩa như thế nào đối với một doanh nghiệp?  Yếu tố quan trọng nhất của campaign là mục tiêu và thời gian thực hiện chiến dịch. Thuật ngữ này được sử dụng rất nhiều trong ngành Marketing và mỗi doanh nghiệp sẽ có những mục tiêu khác nhau khi thực hiện chiến dịch như: quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu hoặc xử lý truyền thông,…

Khái niệm chính xác nhất của campaign là gì?

Campaign khi dịch sang Tiếng Việt có nghĩa là chiến dịch. Trong Marketing thì nó mang ý nghĩa là chiến dịch để tiếp thị sản phẩm thông qua các phương tiện truyền thông theo những cách khác nhau như truyền hình, in, đài phát thanh và những nền tảng xã hội trực tuyến. Chiến dịch truyền thông là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của thương hiệu đó. 

Muốn có một chiến dịch tốt để tăng doanh số và độ nhận diện thương hiệu, doanh nghiệp đó cần có video commercial campaign để có thể đưa thương hiệu của họ đến gần hơn với đông đảo khán giả. Bởi người xem chỉ cần share video đó trên các nền tảng xã hội cá nhân một cách nhiệt tình thì rất có thể chiến dịch đó đã trở nên viral.

Muốn một chiến dịch truyền thông đạt được thành công thì không chỉ dựa vào số tiền quảng cáo bạn bỏ ra mà còn phụ thuộc vào việc bạn vận dụng các kênh truyền thông để truyền tải thông điệp như thế nào. Các doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh nên tiếp thị thường xuyên và sử dụng nguồn lực của mình để tạo độ nhận diện cho thương hiệu.

Chiến dịch tiếp thị được thiết kế với nhiều mục tiêu khác nhau ví dụ như quảng bá sản phẩm mới, xây dựng hình ảnh công ty, giảm tác động của thông tin tiêu cực. Việc xác định được mục tiêu của chiến dịch sẽ quyết định được cần tiếp thị bao nhiêu, như thế nào và bằng phương tiện nào là hiệu quả nhất cho campaign đó.

Campaign là gì? 
Campaign là gì?

Vai trò trong Marketing của Campaign là gì?

Campaign đóng Marketing đóng một vai trò cực kì quan trọng. Nếu như biết sở hữu một chiến lược và chính sách tốt thì chắc chắn sẽ đem đến những lợi ích tuyệt vời. 

Thực hiện việc bám sát mục tiêu và nhu cầu của khách hàng

Campaign giúp xây dựng được quy trình tiếp thị sao cho bám sát mục tiêu mua hàng để thỏa mãn nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ của họ. Từ đó giúp sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp tiếp cận được với những khách hàng tiềm năng, giúp quảng bá sản phẩm trở nên dễ dàng hơn. Chiến dịch này giúp giữ chân khách hàng quen và thu hút khách hàng mới từ đó tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Nhờ có chiến dịch campaign mà doanh nghiệp dễ dàng xây dựng các hoạt động nhằm bám sát mục tiêu, đưa sản phẩm của mình đến gần hơn với khách hàng. Từ đó, giá trị thương hiệu được nâng cao, giúp khẳng định vị thế của doanh nghiệp và tạo nên điểm khác biệt với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường khốc liệt. 

Bám sát mục tiêu nhờ campaign
Bám sát mục tiêu nhờ campaign

Giúp theo dõi tiến độ chiến dịch

Lập một campaign tổng quát là có thể giúp đội ngũ phòng ban Marketing dễ dàng  theo dõi và quản lý tiến độ thực hiện công việc của đó. Nhờ vậy mà các vấn đề phát sinh nhanh chóng được phát hiện để tìm ra biện pháp giải quyết hợp lý nhất từ đó tối ưu hóa chiến dịch.

Phân công công việc rõ ràng

Số lượng công việc là rất nhiều vì vậy đòi hỏi các phòng ban phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Campaign sẽ giúp doanh nghiệp phân chia rõ ràng, cụ thể và chi tiết các mục cho từng bộ phận có liên quan. Từ đó giúp cải thiện hiệu suất của công việc, giúp doanh nghiệp tự đánh giá và đo lường được mức độ hiệu quả công việc sau khi triển khai một campaign.

Tổng hợp một số Campaign phổ biến, thông dụng nhất

Campaign tập hợp các chiến lược mà doanh nghiệp sẽ sử dụng để đạt được các mục tiêu đề ra. Hiện tại thì Campaign có rất nhiều loại chiến dịch tùy vào mục tiêu của doanh nghiệp, nhưng chúng ta có thể kể đến những loại hay gặp nhất như sau.

Creative campaign

Đây là chiến dịch được thực hiện với các công ty chuyên làm dịch vụ marketing cho các doanh nghiệp có nhu cầu thuê để làm truyền thông và bán hàng. Campaign có mặt trong tất cả các loại bởi sáng tạo là yếu tố cốt lõi của bất cứ công việc nào. Kết quả của một creative campaign là đưa ra được chiến lược cũng như cam kết đạt hiệu quả cho sản phẩm, thương hiệu của khách hàng.

Tùy vào từng doanh nghiệp mà hình thức của chiến dịch sẽ có hình thái khác nhau, có thể là video quảng cáo cũng có thể là bản vẽ, trình chiếu,…Chiến dịch sáng tạo sẽ được chịu trách nhiệm bởi những người làm nội dung và câu chữ, làm bên copywriter, designer, creative, planner. 

TVC campaign

Đây là viết tắt của Television Commercials, nó được biết đến là một dạng quảng cáo bằng video hình ảnh để quảng bá cho sản phẩm của một thương hiệu nào đó. TVC sẽ có sự góp mặt của nhiều KOL để làm diễn viên và thường được chiếu trên tivi, xen giữa các phim ảnh, chương trình truyền hình. TVC thường xuất hiện trên tivi là chủ yếu, một số khác xuất hiện trên các trang mạng xã hội.

Thời gian gần đây do sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ kỹ thuật số, các doanh nghiệp chiếu luôn TVC của mình lên các Social Media để tăng tương tác và độ nhận diện thương hiệu của mình. Một trong số đó phải kể đến nền tảng Youtube bởi mọi người đang có xu hướng xem Youtube như một chiếc tivi.

Advertising Campaign

Đây là một chiến dịch quảng cáo, Advertising Campaign chia sẻ chủ đề, ý tưởng và thông điệp của mình để tạo truyền thông tiếp thị tích hợp, viết tắt là IMC. Chiến dịch này sử dụng đa dạng các kênh truyền thông trong một thời gian cụ thể để xác định đối tượng. Chiến dịch quảng cáo được xây dựng nên để thực hiện một, một số hoặc toàn bộ mục tiêu như thiết lập thương hiệu, hợp tác tỷ lệ chuyển đổi,…

Tỷ lệ thành công của việc hoàn thành chiến dịch campaign được tính toán qua các biện pháp hiệu quả. Có năm điểm mà chiến dịch quảng cáo cần xem xét để bảo đảm hiệu quả là truyền thông tiếp thị tích hợp, sơ đồ quá trình truyền thông, các kênh truyền thông, các kênh định vị và các điểm tiếp xúc.

Tổng hợp một số campaign thông dụng và phổ biến nhất
Tổng hợp một số campaign thông dụng và phổ biến nhất

IMC Campaign

Như đã nói ở trên, IMC Campaign là chiến dịch truyền thông tiếp thị tích hợp. Đây là khái niệm được nhiều tổ chức sử dụng để thực hiện kế hoạch về cách họ sẽ phát sóng chiến dịch quảng cáo và tiếp thị sản phẩm của mình. IMC là một chiến lược quan trọng giúp các doanh nghiệp quản lý được trải nghiệm của khách hàng trong thời đại phát triển mạnh mẽ công nghệ số.

Các phương thức quảng bá truyền thống như báo, tạp chí vẫn được sử dụng tuy nhiên đem lại hiệu quả không cao. IMC Campaign kết hợp tất cả khía cạnh của tiếp thị thành một mảng gắn kết, gồm quảng cáo, quan hệ công chúng, xúc tiến bán hàng và phương tiện truyền thông. Mục tiêu cốt lõi của nó là đưa thông điệp của thương hiệu đến gần hơn với người tiêu dùng.

Viral Campaign

Đây là một thuật ngữ phổ biến, được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực Marketing hiện nay. Tên của chiến dịch này cũng nói lên được cách truyền tải thông tin tới người khác trên các mạng xã hội, giống như virus lây từ người này sang người khác. Hầu hết các quảng cáo lưu hành trực tuyến được trả bởi công ty tài trợ và được tung lên các nền tảng riêng hoặc các website truyền thống. 

Các phương tiện truyền tải được sử dụng phổ biến nhất bao gồm dựa trên khuyến khích, xu hướng và dựa trên bí mật. Yếu tố cốt lõi của campaign này là tính cộng đồng và tính lan tỏa rất cao. Khi khách hàng xem một sản phẩm truyền thông từ chiến dịch này họ sẽ thấy đồng cảm và muốn mua hàng hoặc chia sẻ thương hiệu đó.

Quy trình để thiết lập hiệu quả một chiến dịch là gì?

Sau khi tìm hiểu hiểu về khái niệm, vai trò và phân loại của một campaign, chắc hẳn bạn muốn học cách để tạo ra một chiến dịch hiệu quả. Muốn vậy bạn phải thực hiện lần lượt, đầy đủ các bước sau đây.

Campaign – Nghiên cứu thị trường hiệu quả

Đây là một bước vô cùng quan trọng với bất cứ một campaign nào vì nó giúp xác định mục tiêu và xây dựng được hoạt động cụ thể cho chiến dịch đó. Nếu không biết thị trường đang có những chiến dịch tiếp thị nào, hiệu quả ra sao, không biết đối thủ cạnh tranh là ai, khách hàng tiềm năng đang có nhu cầu gì thì bạn chắc chắn sẽ không có được một chiến dịch hiệu quả.

Để nghiên cứu thị trường hiệu quả bạn cần trả lời được những câu hỏi trong campaign như: sản phẩm cần tiếp thị là gì, thị trường tiêu thụ ra sao, đối thủ cạnh tranh là ai, đang thực hiện chiến dịch nào? Bên cạnh đó bạn phải xác định được khách hàng tiềm năng quan tâm đến việc gì, sản phẩm của bạn có đáp ứng nhu cầu của họ không. Hãy đặt ra nhiều câu hỏi và trả lời để lên campaign hiệu quả.

Xác định mục tiêu chiến dịch

Sau khi nghiên cứu thị trường hãy xác định mục tiêu campaign mà bạn hướng tới. Bạn muốn bán được càng nhiều đơn hàng càng tốt hay muốn tạo chương trình để quảng bá thương hiệu. Yếu tố cốt lõi của bước này là thời gian và KPI. Hãy cụ thể hóa hai chỉ số này để đo lường chính xác số lượng và chất lượng của một campaign.

Xác định ngân sách cần có cho campaign

Ngân sách là yếu tố quyết định sự thành bại của một chiến dịch, mục tiêu lớn nhưng ngân sách hạn hẹp thì đó là chiến dịch thất bại. Hãy liệt kê chi tiết các chi phí phát sinh và dự trù tổng số tiền của campaign. Càng chi tiết càng tốt ví dụ như chi phí mời KOL, chi phí quảng cáo, chi phí phỏng vấn,…

Quy trình xây dựng hiệu quả một campaign là gì?
Quy trình xây dựng hiệu quả một campaign là gì?

Chọn lựa hoạt động để thực hiện trong campaign

Sau khi hoàn thành các bước trên các thành viên sẽ đưa ra ý tưởng và thống nhất các hoạt động sẽ diễn ra sao cho hoạt động đó bám sát campaign nhất. Bước này đòi hỏi sự sáng tạo lớn vì đây là công việc chính của các thành viên trong phòng Marketing phải làm để chạy chiến dịch.

Đặt thời gian thực hiện

Hãy xác định thời gian thực hiện và hoàn thành cả campaign cũng như trong từng bước. Mỗi hoạt động trong campaign cần có thời gian cụ thể để không làm chậm tiến độ của dự án cũng như giúp đo lường và đánh giá hiệu quả công suất làm việc của người thực hiện campaign đó.

Đo lường hiệu quả của campaign

Đây là việc làm không thể thiếu của một campaign. Cá nhân và tổ chức nên đo lường tiến độ thực hiện và hoàn thành công việc của chiến dịch, sau mỗi hoạt động để kịp thời giải quyết các công việc phát sinh. Hơn nữa việc làm này sẽ giúp bạn rút được kinh nghiệm để các campaign tiếp theo diễn ra hiệu quả hơn.

Kết luận

Campaign là gì? Có lẽ sau bài viết này bạn đã hiểu được khái niệm, vai trò và các bước để xây dựng campaign hiệu quả nhất. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn và phần nào giúp bạn tạo ra được các chiến dịch marketing hiệu quả nhất.

Xem nhiều nhất