Chiến lược Marketing là gì? Các yếu tố nào ảnh hướng đến việc xây dựng chiến lược? Các chiến lược được xây dựng luân phiên trong doanh nghiệp với nhiều mục đích khác nhau. Trong đó Marketing được xem là một trong những yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Là các giải pháp được thực hiện nhằm xây dựng và phát triển lâu dài, doanh nghiệp luôn cần phải quan tâm.
Chiến lược Marketing là gì?
Thuật ngữ chiến lược trong Marketing là một bản kế hoạch hoàn chỉnh với các bước cụ thể nhằm mục đích tiếp thị và xây dựng thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Việc xây dựng chiến lược trong kinh doanh là vô cùng quan trọng. Mỗi chiến lược sẽ có mục tiêu và phương thức thực hiện khác nhau.
Một chiến lược Marketing sẽ giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được điểm mạnh, điểm yếu. Từ đó tìm ra cơ hội để tăng doanh số bán hàng. Ngoài ra việc xây dựng chiến lược trong Marketing cũng giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh. Tiếp cận gần hơn nữa với khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.
Trong thực tế chiến lược tiếp thị Marketing đóng vai trò vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đều phải xây dựng chiến lược và thực thi các chiến lược này theo mục đích riêng. Cụ thể tầm quan trọng của chiến lược này trong doanh nghiệp như sau:
- Hỗ trợ tăng doanh số bán hàng: Đây là mục tiêu cơ bản của Marketing và cũng chính là mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp. Xây dựng và thực hiện các chiến lược này sẽ giúp cho doanh nghiệp đẩy mạnh phân phối hàng hoá và dịch vụ.
- Duy trì sự phát triển : Không chỉ hướng đến mục tiêu lợi nhuận, chiến lược còn được đề xuất hướng đến hoạt động và định hướng phát triển của doanh nghiệp.
- Định hướng khách hàng mục tiêu: Chiến lược Marketing giúp doanh nghiệp tìm hiểu về sở thích, hành vi và đưa ra những phân tích nhằm phát triển thị trường.
Các chiến lược Marketing phổ biến trong doanh nghiệp
Cùng với sự phát triển của xã hội, các doanh nghiệp ngày càng thể hiện khả năng cạnh tranh của bạn thân cùng những chiến lược vô cùng xuất sắc. Lĩnh vực Marketing là một lĩnh vực đa dạng, do đó chiến lược Marketing là nhiều vô kể. Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn một số chiến lược thường được doanh nghiệp áp dụng:
Marketing phân khúc thị trường
Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp áp dụng chiến lược này. Phân khúc khách hàng được chia thành 3 loại chính gồm: Khác biệt hoá, tập chung và đại trà. Doanh nghiệp cần căn cứ vào sản phẩm hay mục đích kinh doanh để lựa chọn phân khúc phù hợp cụ thể như sau:
- Khác biệt hóa: Chiến lược khác biệt hoá thường được doanh nghiệp lớn sử dụng bởi vì chi phí bỏ qua khá cao. Nhưng xét về kết quả thì chiến lược này đã thỏa mãn được nhu cầu khách hàng từng phân khúc đã lựa chọn.
- Đại trà: Được hiểu là việc doanh nghiệp bán sản phẩm của mình trên mọi loại thị trường, tiếp cận với lượng khách hàng lớn. Đây là chiến lược bao quát thường áp dụng cho các loại mặt hàng thiết yếu.
- Tập trung: Doanh nghiệp chỉ lựa chọn một phân khúc khách hàng , hoạt động chiến lực trong phân khúc đã chọn. Các nghiên cứu và hoạt động Marketing sẽ chỉ hướng đến nhóm khách hàng này.
Marketing định vị thương hiệu
Định vị thương hiệu là các doanh nghiệp để lại ấn tượng tốt trong tâm trí khách hàng. Doanh nghiệp cần xác định được hình ảnh, những đặc tính doanh nghiệp muốn hướng đến trong nhận thức của khách hàng mục tiêu. Chiến lược Marketing định vị sẽ bao gồm các yếu tố sau:
- Định vị về lợi ích: Doanh nghiệp tập chung làm nổi bật lợi ích sản phẩm đem lại cho khách hàng
- Định vị về chất lượng và giá cả: Doanh nghiệp định vị về chất lượng so với định giá khác nhau
- Định vị thuộc tính: Là định vị dựa trên thuộc tính nổi bật của sản phẩm
- Định vị ứng dụng: Định vị trong cách sử dụng hay tính ứng dụng nổi bật của sản phẩm
- Định vị dựa trên đối thủ cạnh tranh: Doanh nghiệp so sánh sản phẩm của mình với đối thủ cạnh tranh từ đó xây dựng hình ảnh của mình dựa trên nghiên cứu ĐTCT.
Chiến lược Marketing sản phẩm trong doanh nghiệp
Chiến lược trong Marketing sản phẩm là sự kết hợp hoàn hảo của Marketing 4P. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình doanh nghiệp đưa sản phẩm của mình đến tay khách hàng. Đồng thời những yếu tố này ảnh hưởng quan trọng đến mục đích thương mại mà doanh nghiệp hướng đến. Chiến lược tiếp thị Marketing 4P trong doanh nghiệp cụ thể như sau:
- Sản phẩm ( Product): Doanh nghiệp cần phân tích ưu và nhược điểm của sản phẩm, dịch vụ so với đối thủ cạnh tranh. Từ đó tìm ra lợi thế cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
- Giá ( Price) : Nghiên cứu giá là thao tác vô cùng quan trọng doanh nghiệp cần phải làm trước khi đưa sản phẩm ra thị trường. Doanh nghiệp cần xác định mức giá phù hợp với sản phẩm dựa trên giá của đối thủ cạnh tranh.
- Phân phối ( Place): Xây dựng các kênh phân phối chủ yếu, xác định kênh phân phối hiệu quả và đẩy mạnh quá trình phân phối sản phẩm.
- Xúc tiến ( Promotion): Các hoạt động xúc tiến bán hàng không thể thiếu trong Marketing. Doanh nghiệp cần nghiên cứu và lựa chọn xúc tiến phù hợp.
Riêng đối với ngành dịch vụ thì chiến lược Marketing thường được áp dụng phân tich 7P bao gồm: Con người ( People) Quy trình ( Process), Cơ sở vật chất ( Physical). Hay khi xây dựng chiến lược trên thị trường quốc tế doanh nghiệp cũng có sự bổ sung trong phân tích.
Chiến lược cạnh tranh Marketing
Chiến lược Marketing doanh nghiệp sẽ tập trang vào mục đích cạnh tranh với đối thủ trên thị trường. Khi thực hiện các chiến lược cạnh tranh, cần xác định được vị trí hiện tại, mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp và đối thủ để xây dựng kế hoạch tối ưu nhất. Các trường hợp có thể áp dụng chiến lược cạnh tranh như sau:
- Nếu doanh nghiệp nhận thấy vị trí hiện tại cao hơn đối thủ cạnh tranh, luôn đưa ra mục đích nhằm duy trì vị trí của mình.
- Khi doanh nghiệp đang ở vị trí bên dưới so với đối thủ cạnh tranh, mục tiêu muốn mở rộng thị trường và tạo lợi thế cạnh tranh.
Một số trường hợp áp dụng chiến lược cạnh tranh có thể gây ra ảnh hưởng xấu cho doanh nghiệp. Do đó trước khi bắt đầu một chiến dịch cần nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường, đối thủ và cả khách hàng mục tiêu.
Chiến lược Marketing trực tiếp
Marketing trực tiếp là việc doanh nghiệp đẩy mạnh sự tương tác với khách hàng hiện có và tiềm ẩn. Quá trình tiếp xúc với khách hàng giúp doanh nghiệp nhận định rõ hơn về điểm mạnh, điểm yếu. Từ đó cải thiện và phát huy, góp phần xây dựng hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
Ngoài ra quá trình tiếp xác này cũng giúp cho doanh nghiệp tìm hiểu, nghiên cứu nhu cầu của khách hàng. Dựa trên những thông tin đó, doanh nghiệp có thể thay đổi và phát triển sản phẩm mới.
Tổng hợp yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược tiếp thị
Trong quá trình xây dựng chiến lược tiếp thị Marketing trong kinh doanh sẽ có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng. Tuỳ vào sản phẩm, mục tiêu chiến lược mà các yếu tố này là khác nhau. Dưới đây là tổng hợp các yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến việc xây dựng chiến lược tiếp thị Marketing.
Mục đích kinh doanh riêng
Mỗi doanh nghiệp khi xây dựng chiến lược Marketing sẽ có mục tiêu khác nhau. Do đó việc lên kế hoạch tổng thể, phân bố ngân sách và lựa chọn cách thức thực hiện giữa các doanh nghiệp cũng có nhiều khác biệt. Để đạt được hiệu quả cao nhất, các doanh nghiệp cần xác định mục tiêu Marketing cụ thể, đặc biệt cần lưu ý về những yếu tố có thể ảnh hưởng mục tiêu chung.
Tình trạng kinh doanh thực tế
Khi thiết lập một chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp cần phân tích chi tiết về tình hình công ty và các chiến lược hiện tại. Doanh nghiệp có thể áp dụng mô hình SWOT kết hợp phân tích môi trường bên ngoài để có được cái nhìn tổng quan về vị trí của doanh nghiệp.Từ đó tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức so với thị trường chung.
Ngân sách của doanh nghiệp
Một chiến lược Marketing hiệu quả đòi hỏi doanh nghiệp phải biết các cân đối ngân sách sao cho phù hợp. Bạn cần biết những gì có thể chi cho chiến dịch này, ngân sách hiện có của doanh nghiệp có đủ để thực hiện chiến dịch? Đồng thời bạn cũng cần biết doanh nghiệp sẵn sàng bỏ ra bao nhiêu tiền cho các loại tiếp thị khác nhau.
Thị trường mục tiêu
Đây là yếu tố quan trọng cần quan tâm khi xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần xác định chi tiết đặc điểm của khách hàng mục tiêu theo các tiêu chí. Đồng thời doanh nghiệp cũng cần phân chia thị trường theo các nhóm khách hàng, điều này giúp bạn dễ sử dụng phương thức tiếp thị hiệu quả.
Hướng dẫn xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả
Để xây dựng một chiến lược Marketing hiệu quả doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường, xác định ngân sách và các yếu tố liên quan. Dưới đây là 5 bước xây dựng chiến lược tiếp thị Marketing bạn có thể áp dụng cho doanh nghiệp:
- Bước 1: Phân tích và đánh giá thực trạng của doanh nghiệp: Trước khi xây dựng chiến lược kinh Marketing doanh nghiệp cần nắm bắt tình trạng thực tế của mình. Sử dụng mô hình SWOT làm công cụ phân tích hiệu quả. Ngoài ra bạn cũng nên dành thời gian để nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh để xây dựng chiến lược hiệu quả hơn
- Bước 2:Xác định phân khúc khách hàng: Doanh nghiệp cần xác định khách hàng của mình là ai? Nắm được các thông tin về : Nhân khẩu học, thói quen, sở thích, hành vi, thu nhập… Từ đó lựa chọn kênh truyền thông với thông điệp phù hợp.
- Bước 3: Xây dựng mục tiêu theo mô hình SMART: Mục tiêu chiến lược cần đảm bảo các yếu tố : Cụ thể ( Specific), Đo lường được ( Measurable), Có khả năng thực hiện( Achievable), Phù hợp với thực tế ( Realistic), đảm bảo thời gian ( Timetable).
- Bước 4: Lựa chọn kênh truyền thông và phân bổ ngân sách: Doanh nghiệp cần xác định kênh truyền thông phù hợp và quyết định ngân sách cụ thể cho từng kênh.
- Bước 5: Xây dựng chiến lược Marketing cho doanh nghiệp bao gồm các vấn đề về : Chiến lược sản phẩm, chiến lược phân phối, chiến lược giá và chiến lược truyền thông Marketing.
Kết luận
Việc xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả sẽ đem lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích. Hy vọng những thông tin của bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về chiến lược tiếp thị Marketing và các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược. Hãy lựa chọn cho mình một chiến lược phù hợp để không bỏ lỡ cơ hội mang về doanh thu tốt nhé.