HomeChiến lược marketingMô hình Smart và ví dụ về xác định mục tiêu doanh...

Mô hình Smart và ví dụ về xác định mục tiêu doanh nghiệp

Mô hình Smart được ứng dụng trong rất nhiều doanh nghiệp và ngày càng trở nên phổ biến. Mô hình này không chỉ áp dụng thành công trong kinh doanh mà còn hiệu quả với rất nhiều lĩnh vực khác. Vậy để biết được mô hình này là gì? Cách ứng dụng của nó trong kinh doanh chi tiết nhất thì hãy theo dõi bài viết của chúng tôi.

Mô hình Smart và các thành phần của mô hình

Hiện nay mô hình Smart không còn quá xa lạ đối với mọi doanh nghiệp. Áp dụng mô hình này doanh nghiệp có thể xác định được các vấn đề cần phải làm và cụ thể hoá kế hoạch kinh doanh của mình.

Mô hình Smart là gì? 

Mô hình Smart trong doanh nghiệp dùng để thiết lập mục tiêu từ hoạt động kinh doanh đến quản trị bán hàng hay phát triển văn hoá của doanh nghiệp. Mô hình có thể áp dụng cho hầu hết các doanh nghiệp. Ngoài ra nó cũng có thể sử dụng cho các cá nhân muốn vạch ra mục tiêu phát triển rõ nhất.

Mô hình Smart là gì?
Mô hình Smart là gì?

Các thành phần chính của mô hình Smart

Mô hình là viết tắt của các từ : Specific, Measurable, Achievable, Relevant và Time – Bound. Sau đây sẽ là lý giải ý nghĩa của từng thành phần trong mô hình Smart dành cho mọi người.

  • Specific (Tính cụ thể): Mục tiêu kinh doanh phải đảm bảo tính cụ thể có thể đo lường và đánh giá được mức độ khả thi. Yếu tố đầu tiêu mô hình Smart hướng đến là tính cụ thể của mục tiêu kinh doanh. Dựa trên điều này doanh nghiệp sẽ biết cách xây dựng mục tiêu cho mình.
  • Measurable (Có thể đo lường được): Khi bạn đã đặt ra mục tiêu bạn phải đảm bảo đo lường được. Việc đặt ra một chỉ số nhất định sẽ thể hiện được tham vọng của bạn, từ đó giúp bạn hoàn thành mục tiêu một cách nhanh nhất trong cuộc sống.
  • Achievable (Tính khả thi): Một mục tiêu không khả thi thì chắc chắn không đem lại kết quả. Việc xác định tính khả thi của mục tiêu ấy sẽ giúp bạn biết về khả năng của bản thân. Đó sẽ là động lực để bạn cố gắng hoàn thành được kế hoạch của bản thân mình và thách thức giới hạn của bản thân. 
  • Relevant (Tính liên quan): Để có được hiệu quả mong muốn thì mục tiêu doanh nghiệp phải liên quan đến nhau. Mục tiêu của cá nhân phải hướng đến mục tiêu chung của doanh nghiệp.
  • Time Bound (Thời gian hoàn thành mục tiêu): Thiết lập thời gian phù hợp với khả năng của doanh nghiệp tránh tình trạng trì hoãn. Nó sẽ tạo tính kỷ luật và chuyên nghiệp cho chính bạn cũng như doanh nghiệp, nâng cao năng suất công việc và tiến độ hiệu quả tốt.

Công dụng mô hình Smart mang lại cho doanh nghiệp

Tính hiệu quả của mô hình Smart được các doanh nghiệp đánh giá rất cao. Do đó mục tiêu Smart ngày càng trở nên phổ biến và được ứng dụng trong nhiều ngành nghề. Cụ thể những lợi ích của mô hình đem lại sẽ bao gồm:

Mô hình Smart giúp doanh nghiệp xác định hướng đi trọng tâm

Mục tiêu Smart sẽ giúp bạn xác định hướng kinh doanh đúng đắn. Hướng dẫn doanh nghiệp và nhân viên cần làm gì để đạt được mục tiêu đó. Khi đáp ứng được các tiêu chí của mô hình nêu trên thì doanh nghiệp sẽ dễ dàng loại bỏ các mục tiêu không phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp. Ví dụ như mục tiêu chung là tăng doanh thu và giảm chi phí thì doanh nghiệp sẽ hạn chế mua hàng không cần thiết.

Hiệu quả mô hình Smart mang lại cho doanh nghiệp
Hiệu quả mô hình Smart mang lại cho doanh nghiệp

Tạo ra kế hoạch hoàn chỉnh cho doanh nghiệp

Mô hình Smart giúp doanh nghiệp xây dựng một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh, cụ thể và đáp ứng các mục tiêu của tổ chức. Dựa trên những tiêu chí đã đặt ra doanh nghiệp sẽ biết mình cần phải làm gì, đặt ra mục tiêu ngắn hạn để doanh nghiệp đi đúng hướng.

Việc xây dựng được kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp. Một kế hoạch đảm bảo được những tiêu chí theo mô hình thông minh sẽ nâng cao khả năng quản lý, nâng cao hiệu quả và doanh thu cho doanh nghiệp.

Thúc đẩy nhân viên làm việc

Mục tiêu Smart có thể được sử dụng như một công cụ thúc đẩy nhân viên của bạn làm việc chăm chỉ, nhiệt tình hơn. Ví dụ khi mục tiêu của bạn là tăng doanh số thì bạn có thể thiết lập các chương trình khuyến khích nhân viên để đạt được mức doanh số dự tính. Từ đó, hiệu suất công việc chắc chắn sẽ được nâng cao, giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng của mình.

Xác định kết quả nhanh chóng

Ngay từ khi thiết lập mục tiêu Smart đã nhấn mạnh đến yếu tố đo lượng về đội ngũ nhân viên cần phải đạt được kết quả gì? Ngưỡng kết quả họ cần đạt được? Tiêu chuẩn của kết quả… Nhờ đó mà bạn sẽ biết mình phải làm gì để hoàn thành mục tiêu của mình nhanh hơn. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, tránh lãng phí cho các hoạt động không hiệu quả.

Việc đặt ra mục tiêu theo nguyên tắc thông minh giúp doanh nghiệp có một lộ trình rõ ràng. Điều này vô cùng quan trọng để giúp doanh nghiệp và nhân viên không bị đi quá sâu vào những hành động vô ích đối với mục tiêu đã đề ra.

Giảm bớt sự căng thẳng của nhân viên trong công việc  

Nếu không có mục tiêu cụ thể, nhân viên có thể bị ảnh hưởng rất nhiều nếu như hoạt động không hiệu quả. Điều này khiến tinh thần của nhân viên bị ảnh hưởng trầm trọng như căng thẳng và lo lắng. Từ đó khiến cho năng suất công việc giảm đi đáng kể, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp.

Áp dụng mô hình Smart nhân viên sẽ có thể tự xác lập mục tiêu cá nhân mình sao cho phù hợp nhất. Mục tiêu rõ ràng, kế hoạch cụ thể sẽ giúp chúng ta cảm thấy bớt căng thẳng và lo lắng hơn. Nhân viên sẽ biết được bản thân cần đóng góp điều gì vào con đường chung của cả doanh nghiệp.

Xác định mục tiêu chiến dịch Marketing thông qua Smart 

Trong chiến dịch Marketing, việc xác định mục tiêu đóng một vai trò quan trọng. Việc ứng dụng mô hình Smart giúp quá trình thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao hơn. Sau đây sẽ là cách xác định mục tiêu cho các chiến dịch Marketing theo mô hình Smart một cách chính xác nhất.

Tính cụ thể của mục tiêu

Mục tiêu trong các chiến dịch Marketing càng chi tiết và cụ thể thì càng dễ dàng xác định được cơ hội và mức độ khả thi của các vấn đề trong thực tế. Việc đưa ra những chỉ số đo lường cụ thể mà các chuyên gia trong ngành Marketing muốn cải thiện sẽ giúp nâng cao hiệu quả làm việc. 

Đặt ra mục tiêu chiến dịch Marketing cụ thể 
Đặt ra mục tiêu chiến dịch Marketing cụ thể

Mục tiêu có thể đo lường

Khi xây dựng mục tiêu Marketing, các chuyên gia cần phải chắc chắn rằng mục tiêu của mình phải đo lường được bằng những con số cụ thể. Không nên đặt ra những mục tiêu chung chung như “Tăng số lượng người ghé thăm trang web”, thay vào đó hãy đặt ra con số cụ thể như “…từ 1000 đến 3000 người so với tháng trước”.

Tính khả thi của mục tiêu trong mô hình smart

Trong chiến lược Marketing, hãy đặt ra một mục tiêu đáp ứng được tính khả thi. Điều đó có nghĩa là đội ngũ nhân viên của họ có khả năng và kinh nghiệm để đạt được mục tiêu đó. Những con số của mục tiêu nên thực tế khi so sánh với dữ liệu của chiến dịch Marketing mà doanh nghiệp đã có trong quá khứ.

Liên quan của mục tiêu trong chiến dịch Marketing

Trong chiến dịch Marketing, mục tiêu được đặt ra phải phù hợp với mục tiêu chung của doanh nghiệp. Tiêu chí này vô cùng quan trọng, bởi nếu mục tiêu đặt ra đáp ứng được tiêu chí về tính liên quan chắc chắn nó sẽ hỗ trợ rất nhiều cho doanh nghiệp.

Thời gian cụ thể của mục tiêu

Đặt ra thời gian cụ thể cho mục tiêu trong chiến dịch Marketing sẽ giúp cho doanh nghiệp, nhà quản lý và đội ngũ nhân viên đi theo một lịch trình cụ thể. Hơn nữa, đặt ra một mốc thời gian cụ thể sẽ giúp cho đội ngũ nhân viên có động lực hơn để cố gắng đạt được mục tiêu đã được đề ra. 

Đặt ra thời gian cụ thể để hoàn thành mục tiêu
Đặt ra thời gian cụ thể để hoàn thành mục tiêu

Một vài ví dụ về cách xác định mục tiêu Smart

Mô hình Smart được ứng dụng phổ biến trong rất nhiều lĩnh vực kinh doanh. Không chỉ giúp xác định mục tiêu kinh doanh cho doanh nghiệp. Mà mô hình còn được sử dụng trong đa dạng tình huống khác nhau. Dưới đây là những ví dụ về cách xác định mục tiêu Smart.

Mục tiêu Smart trong tăng số lượng người ghé thăm website 

Mục tiêu Smart: Cuối tháng 11, với việc tăng số lượng bài viết đăng lên website từ 5 lên 8 bài, tăng 15% số lượt truy cập website so với tháng 10.

  • Tính cụ thể: tăng số lượt truy cập trang web của doanh nghiệp.
  • Tính khả thi: tăng số lượng bài viết lên 8 bài với nội dung mà khách hàng đang quan tâm thì việc tăng lượt truy cập trang web lên 15% là điều khả thi.
  • Tính đo lường được: tăng số lượt truy cập website thêm 15%.
  • Tính liên quan: Tăng số lượt truy cập website sẽ giúp thương hiệu của doanh nghiệp được cải thiện. Từ đó nhiều cơ hội chất lượng sẽ đến với nhân viên kinh doanh và cho doanh nghiệp.
  • Giới hạn thời gian: Vào cuối tháng 11.

Một vài ví dụ về xác định mục tiêu theo mô hình Smart
Một vài ví dụ về xác định mục tiêu theo mô hình Smart

Số lượng người mở tài khoản Ngân hàng tăng 

Mục tiêu Smart: Trong tháng 11, số lượng người mở tài khoản ngân hàng so với tháng 10 tăng 10% bằng cách tăng số lượng bài viết từ 4 lên 6 bài hàng tuần.

  • Tính cụ thể: tăng số lượng người mở tài khoản ngân hàng bằng việc tăng số lượng bài viết từ 4 lên 6 bài hàng tuần.
  • Tính đo lường được: tăng số lượng người mở tài khoản ngân hàng lên 10% so với tháng 10.
  • Tính khả thi: việc tăng số lượng bài trên website của ngân hàng từ 4 lên 6 bài hàng tuần với nội dung đáp ứng được nhu cầu, mong muốn của khách hàng, việc tăng số lượng người mở tài khoản ngân hàng thêm 10% là điều khả thi.
  • Tính liên quan: tăng số lượng người mở tài khoản ngân hàng giúp nhân viên kinh doanh có thêm thông tin về nhóm khách hàng tiềm năng, tăng doanh thu cho ngân hàng.
  • Giới hạn thời gian: Trong tháng 11.

Sự khác biệt giữa mô hình Smart và OKR

Đối với mô hình OKR, phần mục tiêu sẽ hướng đến kết quả chung chung mang tính truyền cảm hứng, trong khí đó những kết quả then chốt chỉ đưa ra những số liệu hoàn thành sự trên sự đo lường về khả năng thành công. Mô hình thành thường ít cụ thể nhưng đem đến nhiều cảm hứng hơn so với mô hình Smart.

Ngược lại với OKR, mô hình Smart có xu thế đánh giá từng dữ liệu như chất lượng và lợi nhuận. Những mục đích được đặt ra nhằm tập trung theo dõi từng nỗ lực riêng lẻ của cá nhân nhưng vẫn thúc đẩy được sự phát triển của cả tập thể. Những mục tiêu trong mô hình này thường gắn với lương, thưởng để tạo động lực cho nhân viên.

Kết luận

Mô hình Smart là một nguyên tăng thông minh dành cho các doanh nghiệp áp dụng để nâng hiệu quả kinh doanh của mình. Hy vọng rằng những thông tin tổng quan chung về mô hình thông minh này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và có thể áp dụng nó trong đời sống thực tế.

Xem nhiều nhất