PR là gì là câu hỏi được tìm kiếm khá nhiều gần đây. Nó hay còn gọi là quan hệ công chúng, đây là một trong những hoạt động quan trọng trong chiến dịch quảng bá, xây dựng hình ảnh của các tổ chức hay các doanh nghiệp ngày càng vững mạnh và vươn xa hơn. Nếu chưa hiểu rõ về thuật ngữ này thì nội dung dưới đây sẽ cung cấp cho bản tất tần tật các thông tin về hoạt động này.
PR là gì?
PR viết rõ là Public Relation, tức là quan hệ công chúng. Chính là khi một doanh nghiệp hay tổ chức lên kế hoạch cho các hoạt động truyền bá nhằm hướng tới mục đích sau đây:
- Xây dựng và phát triển thương hiệu nhằm thu hút sự chú ý, nhận thức của con người.
- Phát triển mối quan hệ một cách tốt đẹp và gia tăng sự hiểu biết giữa các doanh nghiệp, tổ chức với nhau nhằm đem lại hợp tác lớn mạnh, thu hút chú ý của dư luận về thương hiệu của mình.
Trong những năm trở lại đây, PR quan hệ công chúng còn mang vai trò phân tích các xu hướng tiếp theo, cố vấn cho các tổ chức hay doanh nghiệp, thực hiện kế hoạch hoạt động nhằm phục vụ lợi ích công chúng và tổ chức.
Vai trò quan trọng của PR trong Marketing
Quan hệ công chúng có sự khác biệt so với quảng cáo. Nhiều cá nhân thường nhầm lẫn giữa Public Relations (quan hệ công chúng) và PRomotion (quảng cáo). Chúng có sự khác biệt cụ thể, các hoạt động công chúng sẽ không liên quan đến đặt một vị trí quảng cáo hay tập trung vào các chương trình khuyến mãi người dùng.
Quảng bá thương hiệu PR qua các phương thức như đăng tải nội dung biên soạn lên các tạp chí, báo, kênh tin tức, website, mạng xã hội hay các chương trình truyền hình. Những thông tin sẽ được đăng tải qua bên thứ ba nên dễ dàng nhận được lòng tin và thu hút của khách hàng.
Vai trò chính của quan hệ công chúng là xây dựng và phát triển hình ảnh cho thương hiệu. Nhờ phương thức truyền thông qua trung gian nên hình ảnh thương hiệu dễ dàng được đón chờ và gia tăng bởi khách hàng. Một chiến lược thông minh sẽ giúp thương hiệu xây dựng hình ảnh của mình theo đúng ý muốn.
Ngoài ra, quan hệ công chúng cũng góp phần lớn trong thúc đẩy giá trị thương hiệu. Chiến lược thành công trên sẽ mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp hơn. Những cơ hội này sẽ giúp nhiều người chia sẻ nội dung và lan rộng hình ảnh cho thương hiệu. Chẳng hạn như việc Facebook ủng hộ quyền lợi của những người thuộc giới tính thứ ba.
Quan hệ công chúng có những loại hình nào?
Quan hệ công chúng ngày càng gần gũi với con người bởi những thông tin mà nó mang đến. Nhiều tổ chức, doanh nghiệp thành công luôn đầu tư vào quan hệ công chúng để ngày càng phát triển. Vậy bạn đã biết quan hệ công chúng có những loại hình nào? Cùng tìm hiểu xem nhé!
PR – Tổ chức sự kiện
PR nhằm mục đích xây dựng và phát triển thương hiệu, nhiều doanh nghiệp thu hút sự chú ý của khách hàng qua những sự kiện được tổ chức với đủ loại quy mô lớn, nhỏ tại các địa điểm như công viên, trung tâm thương mại, sân vận động,… Điều này thu hút khá nhiều khách hàng tiềm năng.
Hoạt động tài trợ PR
Việc tài trợ cho một sự kiện hay một gameshow cũng mang về khá nhiều sự chú ý và đánh giá tích cực từ dư luận. Chẳng hạn khi bạn tài trợ sản phẩm thức uống cho một chương trình thực tế, đồ uống của bạn sẽ xuất hiện nhiều lần và thu hút thêm sự chú ý của người xem. Ngoài ra, những hoạt động tài trợ, đấu giá từ thiện cũng khá hữu ích.
Quan hệ cộng đồng PR
Lựa chọn tham gia các hội, nhóm ngành nghề để giao lưu, học hỏi. Từ đó có thể trao đổi thông tin, quảng bá thương hiệu và tìm kiếm sự hợp tác từ nhiều nguồn khác nhau.
PR thông qua báo chí
PR thông qua báo chí là một hình thức tuyên truyền hiệu quả từ trước đến nay. Doanh nghiệp dựa vào báo chí để đưa ra các hoạt động của mình như: Khai trương, kỷ niệm thành lập, khánh thành,…
Viết bài
PR – Cung cấp cho khách hàng nhiều thông tin hữu ích thông qua các nội dung trên ấn phẩm, tạp chí và sách báo cũng là một ý kiến không tồi. Những bài viết mang bố cục và từ ngữ mạch lạc sẽ thành công lôi cuốn khách hàng đến với hình ảnh thương hiệu một cách đơn giản.
Trách nhiệm với xã hội
PR là một trong các loại hình phổ biến trong quan hệ công chúng. Trách nhiệm đối với xã hội thường là các vấn đề về đóng góp cho xã hội, bảo vệ môi trường, trách nhiệm với những người lao động và bên có liên quan,…
Mục đích các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm PR nhằm tăng tính cạnh tranh và nhận diện thương hiệu đối với công chúng, tạo ra cái nhìn thiện cảm, khẳng định nét độc đáo riêng mà thương hiệu mang đến.
Truyền thông kết hợp PR mạng xã hội
Các nền tảng mạng xã hội được yêu thích như: Facebook, Youtube, Instagram, Twitter, Tiktok,… là lựa chọn PR hàng đầu của bạn. Nó được xem là công cụ đắc lực có thể quảng bá thương hiệu, hình ảnh của bạn một cách nhanh nhất đến đông đảo công chúng nhất.
Với phương thức PR này, bạn yên tâm về độ tiếp cận đến khách hàng mà nó mang lại. Ngoài ra, hãy thúc đẩy qua các bộ phận chăm sóc và hỗ trợ khách hàng, giới thiệu sản phẩm,… và lắng nghe những phản hồi của dư luận.
Các nhân viên quan hệ công chúng làm những việc gì?
Để làm tốt công việc của PR, nếu chỉ dựa vào phương thức quảng bá mà không có công sức của nhân viên bộ phận thì cũng không thể thành công. Sau đây là một số công việc mà nhân viên bộ phần này đảm nhiệm:
Lên kế hoạch và tổ chức sự kiện hợp lý
Một nhân viên PR chuyên nghiệp thường sẽ biết cách lập ra bản kế hoạch rõ ràng và chỉnh chu nhất. Điều hành sự kiện đặt mục đích quảng bá thương hiệu, sản phẩm mới ra mắt để thu hút nhiều sự chú ý từ bên ngoài.
Viết nội dung PR
Với nghề này, khả năng viết và sáng tạo nội dung là điều vô cùng quan trọng. Điều này quyết định bạn có thành công thu hút sự chú ý của độc giả hay không. Vì vậy, bạn có thể học hỏi và trau dồi cho mình kỹ năng nói, viết trên các trang mạng xã hội.
Phát triển quan hệ với truyền thông, báo chí
Công việc của bạn sẽ dễ dàng hơn khi bạn duy trì mối quan hệ tốt đẹp với bên truyền thông, báo chí. Bởi PR & truyền thông sẽ giúp bạn tuyên truyền, quảng bá và giữ gìn thương hiệu của bạn đạt được hiệu quả tốt nhất.
Xử lý vấn đề thông minh thông qua PR
Một trong những kỹ năng mà nhân viên PR phải có là khả năng xử lý khi gặp khủng hoảng. Khủng hoảng có thể xảy ra bất cứ khi nào mà bạn không thể lường trước được. Vậy nên khá dễ hiểu khi doanh nghiệp thường ưu tiên lựa chọn những ứng viên có kinh nghiệm, giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.
Nghiên cứu và đưa ra đánh giá
Đây là hoạt động không thể thiếu, bạn cần có nguyên tắc và thói quen đưa ra nhận định và đánh giá cuối cùng nếu muốn trở thành một nhân viên chuyên nghiệp. Một kế hoạch PR phải được liên tục đánh giá, từ đó rút ra được những lỗi sai để có thể khắc phục trong những lần thực hiện sau này.
Từ đó, đúc kết được những kinh nghiệm cho bản thân để đạt được hiệu quả công việc hơn. Ngoài ra, người làm quan hệ công chúng PR có thể tìm kiếm sai sót của mình qua đánh giá của người đi trước, các phần mềm trong công việc.
Chia sẻ cách tạo kế hoạch PR hoàn hảo
Theo những chuyên gia Marketing cho thấy, để đưa ra được một bản kế hoạch hoàn hảo nhất. Bạn phải thực hiện một cách chính xác theo các bước được trình bày cụ thể sau đây:
Đặt ra mục tiêu PR
Đặt ra mục tiêu là bước đầu tiên cũng là tiền đề quan trọng để một doanh nghiệp thực hiện được quá trình PR. Khi này, bạn cần xác định rõ mục đích, mục tiêu và thời gian thực hiện hoạt động. Các mục tiêu đề ra phải phù hợp với mục tiêu tổng thể của một tổ chức, doanh nghiệp.
Xác định đối tượng PR
Khi đã tìm ra mục tiêu, điều bạn cần làm lúc này là xác định được đối tượng qua các yếu tố: Độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, sở thích,… Qua đó dễ dàng khoanh vùng được nhu cầu để truyền tải thông điệp mang ý nghĩa đến với họ.
Đưa ra chiến lược cho PR
Dựa trên mục tiêu và đối tượng đã được xác định. Tiếp đến, hãy bắt tay vào việc xây dựng một chiến lược hoàn hảo và chỉnh chu nhất. Trong quá trình PR, ưu tiên làm việc nhóm để mang lại năng suất và hiệu quả làm việc tốt nhất. Một chiến lược cần nêu rõ phương thức truyền tải, thông điệp gửi đến khách hàng và các hoạt động quan hệ công chúng.
Chiến thuật PR thông minh
Bạn biết chiến thuật thông minh trong PR chưa? Bạn cần đánh giá, xác định nguồn lực để xác định được chiến thuật phù hợp. Đồng thời, thời điểm tiến hành cũng cần được lên lịch và tính toán. Thực hiện tốt bước này sẽ giúp bạn dễ dàng đưa thương hiệu đến với công chúng.
Thiết lập ngân sách PR
Nội dung này yêu cầu bạn phải biết ngân sách PR và đưa ra ngân sách hợp lý. Hoạt động PR tốn khá nhiều chi phí đòi hỏi bạn phải có nguồn ngân sách đủ chi tiêu cho các giai đoạn diễn ra. Bạn cần lưu ý thiết lập ngân sách phải phù hợp với ngân sách marketing của cả doanh nghiệp.
Định ra kế hoạch thực hiện
Dựa vào các yếu tố trên để tiến hành thực hiện PR. Bản kế hoạch của bạn phải bám sát với nội dung đã đặt ra từ trước. Đồng thời thể hiện rõ phương thức giao tiếp trong chiến thuật.
Đánh giá bản kế hoạch
Bước này được thực hiện qua một cá nhân, một nhóm hay cấp trên. Việc đánh giá khá quan trọng để bạn rút ra được kinh nghiệm thiếu sót để khắc phục và phát huy tốt cho một bản kế hoạch PR hoàn hảo. Hơn thế, biết đưa ra lỗi một bản kế hoạch PR, sẽ giúp bạn đi đúng hướng, tận dụng hiệu quả thương hiệu và đạt được mục tiêu bản thân đề ra.
Kết luận
Hy vọng những thông tin cung cấp phía trên đã giúp bạn hiểu rõ PR là gì và các vấn đề liên quan chi tiết với hoạt động này. Trong bối cảnh hiện nay, truyền thông marketing ngày càng được quan tâm và lựa chọn nhằm giúp doanh nghiệp phát triển thành công thương hiệu của mình. Hãy tìm hiểu bản kế hoạch PR và tự viết cho mình một bản để quảng bá công chúng nhé.