“SEO là gì?” vẫn luôn là thắc mắc của nhiều người, nhất là những ai mới biết đến loại hình tiếp thị này. Nó được xem là phương pháp tiếp cận thị trường tối ưu trong Marketing. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ lý giải cho bạn khái niệm và vai trò quan trọng của SEO đối với Marketing.
SEO là hình thức gì?
SEO là thuật ngữ được viết tắt từ tên Tiếng Anh Search Engine Optimization. Công cụ này giúp cho các doanh nghiệp có thể tối ưu hóa được công cụ tìm kiếm. Phương pháp tối ưu này được nhiều công ty áp dụng nhằm tăng số lượng truy cập cho website mỗi ngày.
SEO là hoạt động dựa trên việc tìm kiếm thông tin của Google. Bằng việc tính toán mật độ từ khóa, quy tắc chung của Google, các chuyên viên có thể chèn vào các từ chuyên dụng để nâng cao thứ hạng và khả năng hiển thị của website trên các công cụ tìm kiếm.
Nói cách khác, khi khách hàng tìm kiếm một sản phẩm hay thương hiệu nào đó, nhờ vào công cụ SEO, website của doanh nghiệp sẽ xuất hiện đầu tiên. Các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến nếu như muốn phát triển kinh doanh thì không thể thiếu đội ngũ giúp tối ưu hóa tìm kiếm này.
Bên cạnh đó, các chiến dịch SEO cũng có thể kết hợp thêm với Content để tăng tính hiệu quả. Việc website xuất hiện trên trang đầu cần đi kèm nội dung chất lượng, cô đọng, hàm súc thì mới giữ chân được khách hàng lâu bền hơn.
Cách thức tối ưu website phổ biến nhất hiện nay
Do sự bùng nổ của internet và công nghệ thông tin mà hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại hình SEO khác nhau. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và cách thức xây dựng kênh của doanh nghiệp mà bạn có thể chọn lựa phương thức thích hợp.
- Hình thức SEO tổng thể: Hình thức này thường được áp dụng với mục đích chung là tăng mức độ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp. Các chuyên viên sẽ tăng mật độ từ khóa liên quan đến thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty.
- Theo mật độ từ khóa: Cách thức SEO này chỉ được sử dụng ở Việt Nam. Mục đích chung là tăng hạng của bài viết hoặc các trang web cụ thể. Thông thường những chuyên viên sẽ tập trung vào cụm từ khóa ngắn mà không chèn vào tên doanh nghiệp.
- Tối ưu hóa hình ảnh: Hình ảnh cũng là một cách để SEO và tăng thứ hạng tìm kiếm cho doanh nghiệp. Hiện nay người dùng có xu hướng nhấn vào mục tìm kiếm hình ảnh để đánh giá chất lượng, mức độ đầu tư vào website của doanh nghiệp.
- Local SEO: Chỉ quá trình tối ưu hóa trang web có liên quan đến yếu tố địa lý. Hình thức này được ưa chuộng bởi khối ngành du lịch, nhà hàng – khách sạn.
- App Mobile: Tối ưu việc hiển thị ứng dụng, phần mềm trên các trang tìm kiếm như Google Play, App Store,… giúp gia tăng thứ hạng trong danh sách ứng dụng. Hình thức SEO này chỉ có thể áp dụng đối với các doanh nghiệp đăng ký ứng dụng trên CH Play hoặc App Store.
Ý nghĩa quan trọng của SEO trong Marketing
Sở dĩ SEO được ưa chuộng và sử dụng phổ biến trong Marketing như vậy chính là nhờ vào ý nghĩa mà nó mang lại cho doanh nghiệp. Dưới đây là một số vai trò tiêu biểu mà nó mang lại:
Tăng tỷ lệ ROI
Tỷ lệ ROI hay còn được gọi theo chuyên ngành là Return On Investment. Chúng được xem là lợi nhuận ròng mà doanh nghiệp thu được trên tổng chi phí đầu tư đã bỏ ra ban đầu. Khi chỉ số ROI cao đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả.
Khi áp dụng SEO vào việc kinh doanh của doanh nghiệp, doanh thu chắc chắn sẽ được cải thiện đáng kể thông qua lợi nhuận từ traffic website. Các doanh nghiệp sẽ có bảng đo lường ROI theo mỗi tháng, mỗi quý, mỗi năm. Bảng báo cáo này cũng góp phần đánh giá được mức độ hiệu quả của các chiến lược Marketing.
Tăng số lượng người dùng
Khi áp dụng kỹ thuật SEO vào các bài viết, website của bạn chắc chắn sẽ xuất hiện trong top tìm kiếm. Thông qua đó, doanh nghiệp có thể tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Những khách hàng tìm kiếm thông tin trên Google đa phần đều thật sự quan tâm đến sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp.
Nâng cao uy tín thương hiệu
Càng nhiều khách hàng truy cập vào website của doanh nghiệp thì thương hiệu của doanh nghiệp sẽ ngày càng phổ biến hơn. Theo đánh giá của các chuyên gia, những website được công cụ tìm kiếm đề xuất trong top 10 thường có số lượng truy cập cao hơn nhiều so với những vị trí sau. Như vậy, SEO có vai trò quyết định trong việc tăng mức độ nhận diện thương hiệu.
Lập báo cáo số liệu từ hành vi của khách hàng
Doanh nghiệp có thể sử dụng SEO kèm với các công cụ như: Ahrefs, Google Analytic,… giúp hỗ trợ việc theo dõi, thống kê các kết quả. Việc lưu lại mọi hoạt động của người dùng trên trang có thể giúp doanh nghiệp phân tích được tâm lý, hành vi của khách hàng. Từ đó, đề ra các biện pháp tối ưu dịch vụ, cải thiện phương pháp truyền thông khi SEO.
Tiết kiệm chi phí
Những phương pháp quảng bá thông thường chỉ có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận được với một lượng khách hàng nhất định. Tuy nhiên, việc in bảng hiệu, thông báo là khá tốn kém. Trong khi đó, SEO có thể tiếp cận được lượng lớn khách hàng chỉ thông qua việc xây dựng trang web.
Phương thức hoạt động chung của SEO
Để có thể thực hiện quá trình SEO đạt hiệu quả cao, bạn cần nắm rõ nguyên lý hoạt động cơ bản của nó. Có 3 số liệu quan trọng của một trang web để Google thực hiện đánh giá chất lượng, SEO cũng hoạt động dựa trên các số liệu này.
- Link: Các liên kết dẫn đến website và liên kết gợi ý trong website có vai trò quan trọng giúp cho Google xác định được thứ hạng. Liên kết được thêm vào nhiều, đảm bảo chất lượng sẽ cải thiện chất lượng, vị trí cho website khi thực hiện tìm kiếm.
- Nội dung SEO: Thuật toán của các công cụ tìm kiếm có thể tự phân tích được nội dung bài viết của các trang web. Sau khi đã đánh giá chung về nội dung, Google sẽ chọn lọc các từ khóa quan trọng trong trang web, thường là các từ khóa được nhắc lại nhiều lần. Sau đó, Google tiến hành đề xuất hiển thị trên các trang tìm kiếm mỗi khi người dùng thực hiện gõ từ ngữ liên quan.
- Cấu trúc trang: Đây được xem là hạt nhân cốt lõi trong quá trình SEO, gây ảnh hưởng đến việc đánh giá chất lượng của website.. Những website có cấu trúc lộn xộn, URL quá dài, tiêu đề cẩu thả, thiếu hình ảnh thì rất khó xuất hiện trên top tìm kiếm của Google.
Những yêu cầu khi làm SEO cho website
Ngành SEO là một trong những công việc khá hot. Tuy nhiên không phải ai cũng đủ khả năng để có thể đảm nhận được vị trí này. Nếu muốn trải nghiệm công việc tiếp thị cho website, bạn cần thỏa mãn các yêu cầu như:
Có khả năng tìm kiếm và tổng hợp thông tin SEO
Để giúp cho website có thể lên xuất hiện trên top tìm kiếm, bạn cần phải tối ưu các thông tin xuất hiện trên trang, SEO nhằm giúp các công cụ tìm kiếm xác định được sự tồn tại của trang. Việc này khá khó và cần nhiều kỹ năng, bạn phải tìm ra những trang chưa được xuất hiện. Đồng thời, kết hợp thêm với các liên kết nội bộ để đưa một trang web mới tiếp cận với Google.
Nghiên cứu từ khóa SEO
Từ khóa chính là từ hay cụm từ chứa ý nghĩa chính của câu. Từ khóa nên được xuất hiện rải rác trong bài viết. Người dùng có thể tìm thấy trang web của bạn trên các công cụ tìm kiếm thông qua các từ khóa.
Bạn cần lựa chọn, xây dựng bộ từ khóa phù hợp với thương hiệu, sản phẩm mà mình muốn SEO. Việc này giúp cho doanh nghiệp có thể tiếp cận đúng đối tượng khách hàng, cũng như gia tăng lượng truy cập cho website.
Xây dựng cấu trúc nền móng chuẩn SEO
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực SEO, cấu trúc của một trang web được xem là nền móng, giúp cho website có thể lên top trên các công cụ tìm kiếm. Bạn cần dành khoảng thời gian đầu để tu bổ, nghiên cứu và chắc chắn rằng cấu trúc website đủ chất lượng để thực hiện việc quảng bá thương hiệu.
Việc website có cấu trúc vững chắc, hoạt động chặt chẽ sẽ giúp doanh nghiệp có được về những báo cáo người dùng chính xác, từ đó đánh giá được chất lượng sản phẩm và hoàn thiện hơn.
Xây dựng nội dung SEO
Bên cạnh nội dung đảm bảo chất lượng, ngắn gọn thì bài viết của các website cần phải đảm bảo được bố cục chuẩn SEO để Google thực hiện đề xuất chúng lên top đầu. Một bài viết được cho là đúng chuẩn khi được định dạng tiêu đề và đoạn văn, hình ảnh thêm vào chất lượng, có các thẻ mô tả, từ khóa được trải đều xuyên suốt bài viết.
Nội dung được xem là yếu tố cốt lõi để quyết định được chất lượng trang web. Khách hàng chỉ thực sự bị thu hút đối với phần nội dung ngắn gọi, được đầu tư chất xám và tâm huyết.
Các phần mềm giúp hỗ trợ SEO hiệu quả
Bạn không thể thực hiện việc SEO nếu như không có sự hỗ trợ của các công cụ đi kèm. Chúng giúp bạn có thể tối ưu hóa và tiết kiệm thời gian hơn trong việc thiết lập nội dung, hình ảnh và video cho website.
- Công cụ hỗ trợ nghiên cứu từ khóa: Các công cụ này giúp việc nghiên cứu từ khoá của bạn được chính xác hơn. Các từ khóa chất lượng được thiết lập bắt kịp xu hướng hiện đại. Có ba công cụ hỗ trợ tìm kiếm từ khóa được dùng nhiều nhất là: Ahrefs, Keywordtool.io và Google Keyword.
- Công cụ kiểm tra thứ hạng từ khóa: Việc sử dụng các công cụ kiểm tra thứ hạng từ khóa giúp bạn tối ưu được thời gian, nhưng vẫn nhận được kết quả chính xác nhất. Bạn có thể tham khảo ứng dụng Tracker – SEO Powersuite hoặc SERP Robot.
- Công cụ phân tích website: Những công cụ phân tích website cho bạn biết điểm mạnh và điểm yếu của website mà bạn đang xây dựng. Từ đó, bạn có thể đề ra phương án cải thiện chúng. Screaming Frog và Website Auditor là một gợi ý cho bạn.
- Công cụ tối ưu content: Công cụ tối ưu content giúp bạn kiểm tra lại chất lượng nội dung, ngữ pháp, chính tả, hình thức SEO,… giúp bạn tiết kiệm công s. Bạn có thể sử dụng Grammarly, SEO surfer hoặc SEMrush.
Kết luận
“SEO là gì?” không còn là câu hỏi làm khó bạn mỗi khi gặp các nhà tuyển dụng. Bài viết trên của chúng tôi đã cung cấp cho bạn tất tần tật các thông tin về SEO, cách thức vận hành cũng như vai trò quan trọng của nó trong lĩnh vực Marketing, chúc bạn tìm được hình thức SEO phù hợp nhất để xây dựng website của mình.