Theo một bảng số liệu được công bố hồi tháng 4 vừa qua, Việt Nam xếp ở vị trí thứ 7 với 58 triệu người dùng, tăng 5% trong quý đầu năm, và rộng hơn là 16% so với cùng kỳ năm ngoái. TP. HCM cũng nằm trong top 6 thành phố có người dùng Facebook đông nhất, với 14 triệu người dùng. Dễ dàng nhận thấy sự phát triển mạnh mẽ của Facebook trong thời đại 4.0 này. Nhưng có bao nhiêu doanh nghiệp biết tận dụng tối đa lợi thế trang Facebook của mình? Và liệu bạn đã đổ bao nhiêu tiền quảng cáo vào Facebook nhưng vẫn không thu được khách hàng thậm chí còn bị lãng quên?
Đừng lầm tưởng việc sử dụng Facebook làm truyền thông, bán hàng theo cách nào cũng được. Nếu không làm đúng cách, bạn sẽ nhanh chóng “giết chết” thương hiệu của mình. Và đây chính là những sai lầm đẩy thương hiệu của bạn đến con đường “diệt vong”.
1. Đừng lầm tưởng Facebook là 1 thị trường “béo bở”
Có câu: “Người khôn của khó”, quanh ta có rất nhiều người khôn ngoan lấn sân vào mảng Facebook Marketing nên kiếm được đồng tiền không phải dễ. Kiến thức và sự khác biệt chính là bí quyết để có thể mưu sinh trong thị trường này. Điểm chung khiến các bạn chạy quảng cáo không hiệu quả, tiêu tốn nhiều tiền, loay hoay tìm giải pháp tháo gỡ: Chọn sản phẩm đại trà nên việc gặp nhiều đối thủ, dễ bị lấy thông tin khách hàng, cướp khách…
Có thể bạn quan tâm:
- Chọn mục tiêu cho quảng cáo Facebook như thế nào là hợp lý?
- Top hình thức quảng cáo trên Facebook phổ biến nhất 2022
- Tại sao quảng cáo Facebook không hiệu quả: Nên làm thế nào?
Cốt lõi khắc phục vấn đề này vẫn là tạo sự khác biệt, am hiểu nắm vững kiến thức. Chọn dòng sản phẩm có ít đối thủ cạnh tranh, đặc biệt, sau đó tối ưu nội dung đến đúng đối tượng.
2. Lựa chọn sai sản phẩm bán hàng trên Facebook
Một trong số các sai lầm hàng đầu khiến bạn kinh doanh thất bại trên trang cá nhân đó chính là lựa chọn sai sản phẩm bán trên Facebook. Tư duy tìm sản phẩm quan trọng gấp 100 lần tư duy tìm target. Facebook, Google, Zalo, Youtube… hay ngoài chợ trời, thì hàng nghìn năm nay, sản phẩm vẫn là gốc, đừng chiêu trò hay “cố đấm ăn xôi” để phá sản.
3. Không chịu tiếp thu cái mới
Nếu bạn thường xuyên lướt các Group học tập Facebook thì nhận thấy 1 điều rất lạ, đó là: những kiến thức mới được cập nhật thì lại không tin, có nhiêu người thường cho rằng: “không làm được đâu, làm gì mà có cái đó…”. Trong khi bạn còn đang nghi ngờ thì người nào chịu tiếp thu cái mới đã kiếm bộn tiền. Họ thành công bởi vì tư duy luôn mở và sẵn sàng lắng nghe người khác, thậm chí họ học từ chính những câu hỏi của các thành viên.
Bạn phải luôn tiếp cận những xu hướng mới, những phương thức kinh doanh mới trên Facebook, cách người ta làm content, cách feedback, livestream…
4. Mất quyền control trang do thuê chạy quảng cáo ngoài
Không tự chạy quảng cáo Facebook hiệu quả và phải đi thuê, đó là thực trạng của rất nhiều người. Sẵn sàng thuê người, tin tưởng giao cả quyền quản trị viên cho họ để rồi nhận lấy kết cục bi thảm sau khi Fanpage có nhiều Fan, đơn ra ầm ầm như thác lũ: họ – những người chạy quảng cáo thuê có thể tước quyền quản trị trang và đưa ra nhiều điều kiện như thêm tiền công, muốn chia lợi nhuận hoặc 1 số tiền lớn để chuộc lại Fanpage. Tốt nhất vẫn là có kiến thức tự thân, hoặc chọn 1 đơn vị thật sự an toàn, có hợp đồng, cam kết rõ ràng vẫn hơn.
5. Không phân tích đối tượng
Đối với việc bán hàng trên trên Profile cá nhân là bạn cần phải tiếp cận thủ công nên bạn mất khá nhiều thời gian và công sức. Thế nên nếu bạn không phân tích, lựa chọn đối tượng khách hàng tiềm năng một cách cẩn thận thì mọi cố gắng đó của bạn có thể trở nên vô ích. Nếu chạy quảng cáo Facebook thì đơn giản hơn, vì khi bạn nhận thấy tệp khách hàng đó không có tiềm năng, bạn có thể dừng lại bất cứ lúc nào. Nhưng nếu là Profile thì bạn không thể như vậy. Vì bạn phải mất thời gian vài tháng hoặc lâu hơn thế mới tạo ra được một Profile có 5000 bạn bè nên nếu không phân tích đối tượng khách hàng tiềm năng thì công sức kết bạn của bạn gần như không hiệu quả.
Lời khuyên là khi kết bạn, bạn không nên vội vàng mà nên chuẩn bị một kế hoạch và phân tích chân dung khách hàng của mình để có chiến lược kết bạn phù hợp. Ví dụ nếu bạn bán quần áo cho khách hàng là nam giới làm việc công sở thì chỉ nên kết bạn với đối tượng có thông tin đáp ứng đúng nhu cầu của bạn.
6. Không chú ý đến việc thiết kế ảnh trong việc làm content
Một tư duy sống còn để có lượt tiếp cận trên Facebook, đó là phải: NGHĨ CHO RA đăng hình ảnh gì thì khách hàng lướt Facebook sẽ dừng lại xem nội dung (content), trước khi nghĩ tới viết gì về sản phẩm. KHẮC CỐT GHI TÂM ĐIỀU NÀY!
7. Không tối ưu nguồn lực sẵn có
Nhiều người cứ đâm đầu vào tối ưu kỹ thuật, content các kiểu để ra số cho nhân viên chốt và nhân viên chốt 10 số được 3 đơn, không đặt KPI cho nhân viên thế là hi sinh và tuyên bố đoạn tuyệt với Facebook ADS. Nói với bạn của tôi ơi! Tôi tắt ADS khách hàng cũ vẫn mua và giới thiệu khách đến cho tôi 40% và lợi nhuận chủ yếu đến từ khách hàng cũ.
Bạn cần phải tối ưu ngay những cái cần thiết sau đây:
– Làm ngay kịch bản, quy trình cho Telesales 1 cách bài bản và đặt KPI cho họ và nên để 1 nhân viên cũ kèm 1 nhân viên mới (nếu chưa có quy trình chuẩn có thể inbox tôi gửi cho bạn).
– Thường xuyên bổ sung các câu hỏi tình huống vào ngân hàng câu hỏi Telesales để tìm cách trả lời khách hàng 1 cách thông minh nhất.
– Tạo nhóm khách hàng thân thiết và có chương trình giảm giá, ưu đãi đặc biệt cho nhóm khách hàng cũ.
– Biến khách hàng cũ thành đại lý nhỏ của mình bằng cách thưởng sản phẩm hoặc hoa hồng cho họ, vì khách hàng nói với bạn của họ sẽ rất tin tưởng và mua thêm hàng hoá của chúng ta.
– Bán chéo: tìm người nào có sản phẩm gần giống với tệp khách hàng của bạn để trao đổi data hoặc bán chéo giúp nhau để gia tăng doanh số mà không mất tiền quảng cáo…
8. Bỏ qua các group bán hàng
Đừng bao giờ bỏ qua các group bán hàng vì đây chính là một kênh bán hàng hiệu quả. Với hàng triệu group bán hàng có hàng trăm nghìn thành viên sẽ giúp bạn có được lượng tương tác bán hàng cao mà bạn không ngờ tới.
Tuy nhiên, không phải group nào cũng chất lượng. Bạn cần tìm cho mình những group liên quan tới mặt hàng facbeook mà bạn dang bán. Và dĩ nhiên, hiệu quả như thế nào phụ thuộc vào nội dung mà bạn đăng tải. đồng thời, bên cạnh việc tích cực đăng bài trong các group này, bạn nên tag thêm bạn bè, căn thêm giờ để đăng bài hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm:
- Digital Marketing và sự tổng quát về kiến thức marketing
- Affiliate Marketing là gì? Thu nhập có cao như lời đồn?
9. Không có Website
Trong 5 năm tới có lẽ bạn bán luôn trên Facebook sẽ rất khó vì có quá nhiều người hớt váng chạy hàng rác trên Facebook, lâu dần khiến khách hàng mất niềm tin và ở nước ngoài họ chỉ mua trên Website chứ không mua luôn trên Facebook. Nếu bạn quảng cáo Facebook thì hãy nên có 1 Website hoặc Landingpage để dành cho khách hàng cẩn thận vào xem. Tiếp theo bạn nên quảng cáo thêm Google ADS để tiếp cận những khách hàng đã xem quảng cáo Facebook rồi lại ra Google Search thông tin, hơn nữa Google có tính năng bám đuổi rất tốt.
Tóm lại, để có thể Facebook Marketing hiệu quả, đầu tiên bạn cần am hiểu rõ sản phẩm của mình. Chia nhiều nhóm quảng cáo khác nhau và đi nội dung phù hợp với từng nhóm khách hàng mục tiêu của mình.
Hãy “tiếp thị lại” trong chiến dịch chạy quảng cáo. Khách hàng có thể sẽ quan tâm đến sản phẩm nhưng họ chưa có nhu cầu ngay lúc đó, đến lúc họ có nhu cầu và nhớ đến sản phẩm của bạn nhưng không biết tìm bạn ở đâu, xin chia buồn là bạn đã mất đi tệp khách hàng tiềm năng của mình. Nên chọn tiếp thị lại hoặc đối tượng tương tự cho mỗi chiến dịch.